Thông tin doanh nhân
Họ và tên : Vũ Huy Cường
Ngày sinh : 10/10/1971
Doanh nghiệp : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Tiểu sử :

Chức vụ hiện tại: - Ủy viên Ủy ban Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương khóa VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028

                             - Trưởng phòng Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương

Tên doanh nghiệp : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Địa chỉ : 58 Quang Trung, P. Quang Trung, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
Điện thoại : 0220.3853.574
Lĩnh vực kinh doanh : Khác
Thông tin doanh nghiệp :

ỦY BAN NHÂN DÂN           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  TỈNH HẢI DƯƠNG                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   Số 17/2023/QĐ-UBND                         Hải Dương, ngày 28 tháng 4 năm 2023


QUYẾT ĐỊNH

Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

        1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển, gồm: quy hoạch; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch đầu tư công; cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực kinh tế, thu hút nguồn lực đầu tư, cơ cấu lại kinh tế, triển khai mô hình kinh tế mới, phương thức kinh doanh mới, thực hiện điều phối phát triển vùng, liên vùng; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế khác; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

         Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

         - Trình Ủy ban nhân dân tỉnh

        a) Dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, dự kiến kế hoạch bố trí vốn đầu tư công 5 năm và hàng năm nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư, chương trình xúc tiến đầu tư hằng năm, danh mục dự án thu hút đầu tư của địa phương; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có cân đối vốn đầu tư công; chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của tỉnh; kế hoạch và tình hình thực hiện chương trình các mục tiêu quốc gia; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;b) Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm và 05 năm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh;c) Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước; dự thảo chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân (bao gồm chương trình đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo), phát triển hợp tác xã, hộ kinh doanh hàng năm và 5 năm trên địa bàn tỉnh; dự thảo kế hoạch cải thiện chỉ số môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

        d) Dự thảo các quyết định chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

        đ) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở; dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập của Sở theo quy định của pháp luật;

        e) Dự thảo văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định pháp luật về đầu tư; dự thảo danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất; dự thảo yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm; phương án tổ chức thực hiện lựa chọn nhà đầu tư căn cứ kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm đối với dự án đầu tư có sử dụng đất;              g) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

         - Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh  

       a) Dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) thuộc Sở theo quy định của pháp luật;     

       b) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.  

      Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

         - Về quy hoạch, kế hoạch

         a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch tỉnh; kế hoạch, chính sách, giải pháp, bố trí nguồn lực thực hiện và đánh giá thực hiện quy hoạch tỉnh; tổ chức lấy ý kiến, tổ chức công bố quy hoạch tỉnh; cung cấp dữ liệu có liên quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch; rà soát, đề xuất chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh; báo cáo về hoạt động quy hoạch trên địa bàn tỉnh hằng năm; quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh giao; 

         b) Xây dựng, đánh giá, quản lý, lưu trữ, công bố, cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin, cơ sở dữ liệu về quy hoạch;

          c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh đề xuất nội dung tích hợp vào quy hoạch tỉnh; giám sát quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

         - Về đầu tư phát triển, đầu tư theo phương thức đối tác công tư

         a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và dự kiến bố trí mức vốn đầu tư công cho từng nhiệm vụ, chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công do tỉnh quản lý;

         b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách và quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công;

         c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thực hiện giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh;

         d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

         đ) Làm đầu mối ứng dụng và triển khai Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công trong hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công tại địa phương;

        e) Làm thường trực Hội đồng thẩm định cấp cơ sở dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; đầu mối tiếp nhận, thẩm định các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong trường hợp được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

      g) Làm đầu mối đăng tải thông tin dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời đàm phán, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp các nội dung này được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; 

      h) Chủ trì tham mưu xử lý tình huống trong lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án trên địa bàn tỉnh; tham gia Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp địa phương theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

- Về quản lý đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài

        a) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

        b) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư;

        c) Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại địa phương; làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác xúc tiến đầu tư; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền;

        d) Thu thập, lưu trữ, quản lý thông tin về đăng ký đầu tư; thực hiện việc chuẩn hoá dữ liệu, cập nhật dữ liệu về đăng ký đầu tư vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư; hướng dẫn tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý; tổ chức, giám sát và đánh giá thực hiện chế độ báo cáo đầu tư tại địa phương.

         - Về quản lý vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài

         a) Làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan xây dựng chiến lược, định hướng, kế hoạch vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

          b) Giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài;

       c) Chủ trì thẩm định các khoản viện trợ không hoàn lại, không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

        - Về quản lý đấu thầu

        a) Đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu: Thẩm định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư; thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với đấu thầu hai túi hồ sơ, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh là chủ đầu tư;

        b) Đối với hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất: Đăng tải danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất; đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp các nội dung này được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

        c) Chủ trì tham mưu xử lý tình huống trong đấu thầu đối với gói thầu, dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu đối với các dự án, dự toán trên địa bàn tỉnh; chủ trì, tổng kết, đánh giá và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh; thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị cấp địa phương, đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch hội đồng tư vấn và thực hiện các nhiệm vụ khác về đấu thầu được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

        - Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh

        a) Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký doanh nghiệp; tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp;

         b) Hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh; kiểm tra giám sát cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh;

         c) Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; thu thập, lưu trữ, rà soát và quản lý thông tin về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

         d) Đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình doanh nghiệp; trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xử lý các vi phạm về đăng ký doanh nghiệp; phối hợp với các Sở, ngành kiểm tra, theo dõi, giám sát, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của các doanh nghiệp tại địa phương;

        đ) Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và theo quy định về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố;

        e) Đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của nhả nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu của doanh nghiệp nhà nước; đầu mối xây dựng nội dung, đề án, chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn; đầu mối tổ chức triển khai, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

         - Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân

         a) Chủ trì tổng hợp, đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh và kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh; Xây dựng, tổng kết và nhân rộng mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tổ chức thực hiện việc đăng ký liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo thẩm quyền;     

       b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh và kinh tế tư nhân có tính chất liên ngành;

        c) Đầu mối phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;

       d) Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

       Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

       Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

       Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, thực hiện chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.

       Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động của ngành theo quy định của pháp luật.

       Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

        Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

       Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

      Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

        Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công, phân cấp theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

        1. Lãnh đạo Sở

        a) Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc;

       b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định; Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở; Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở (trừ trường hợp có quy định khác).

         2. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở

         a) Văn phòng;

         b) Thanh tra;

         c) Phòng Tổng hợp, Quy hoạch;

         d) Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư;

         đ) Phòng Kinh tế ngành;

         e) Phòng Đăng ký kinh doanh;

         g) Phòng Kinh tế đối ngoại;

         h) Phòng Khoa giáo, Văn xã.

         3. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở

         4. Trung tâm Hỗ trợ, Phát triển doanh nghiệp, Tư vấn và Xúc tiến đầu tư.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

        Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 4 năm 2023 và thay thế các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định số 20/2020/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 sửa đổi bổ sung Điều 3 Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn v&agrav

QUY CHẾ LÀM VIỆC

CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HẢI DƯƠNG

(Ban hành theo Quyết định số 2399/QĐ-KHĐT-VP, ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương)

 Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế điều chỉnh mọi lĩnh vực hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.
2. Đối tượng áp dụng: Các phòng, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức (
CC,VC), người lao động thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc làm việc
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc theo chế độ Thủ trưởng, Giám đốc Sở là Thủ trưởng (người đứng đầu cơ quan) chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Mọi hoạt động của Sở phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính công khai, minh bạch, hiệu quả và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chúc, cá nhân.
3. Các chương trình công tác quý, 6 tháng, năm; công tác tổ chức; công tác thi đua khen thưởng và các vấn đề quan trọng khác được tập thể Lãnh đạo Sở thảo luận và nghị quyết các vấn đề này. Chánh Văn phòng Sở có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu cho Giám đốc Sở báo cáo Đảng ủy Sở xem xét, cho ý kiến.
4. Phân công, phân cấp rõ ràng trên nguyên tắc mỗi việc chỉ giao cho một phòng, đơn vị và một cá nhân phụ trách, chịu trách nhiệm. Nếu một việc liên quan đến nhiều phòng, đơn vị thì giao một phòng, đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm. Cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, cấp dưới phục tùng sự chỉ đạo của cấp trên; Trưởng các phòng, đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Sở về kết quả và tiến độ công việc được phân công.

5. Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm được phân công; tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc của cơ quan, trừ trường hợp đột xuất hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ được Thủ trưởng cơ quan giao.
6. Phát huy hiệu quả năng lực, sở trường, tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ CC, VC và người lao động; đề cao công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc chung. Kết quả giải quyết công việc là yếu tố quan trọng để đánh giá, phân loại CC, VC và người lao động hằng năm.

Chương II
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ, CÁ NHÂN

Điều 3. Trách nhiệm chung
1. Chấp hành nghiêm quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Bộ luật Lao động; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các nội quy, quy chế của cơ quan, đoàn thể về chức năng, nhiệm vụ được giao và sự chỉ đạo của cấp trên quản lý trực tiếp. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng uy tín của cơ quan, đơn vị và quyền hạn được giao để trục lợi cá nhân.
2. Phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cơ quan; nâng cao ý thức tự giác, chủ động, trách nhiệm trong giải quyết, xử lý công việc; chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trước cấp trên quản lý trực tiếp về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được giao.
3. Đảm bảo sự phối hợp trách nhiệm, hiệu quả với CC, VC và người lao động khác có liên quan để giải quyết công việc chung của cơ quan. Chủ động nghiên cứu, đề xuất các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
4. CC, VC và người lao động vắng mặt vì việc riêng 1/2 ngày làm việc thì phải báo cáo Trưởng phòng, đơn vị; vắng mặt từ 01 ngày làm việc trở lên thì phải báo cáo Giám đốc và chỉ được nghỉ khi được sự đồng ý của cấp trên.
5. Nghiêm cấm việc sử dụng và tàng trữ chất dễ gây cháy nổ tại nơi làm việc. Chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong cơ quan.
Điều 4. Trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc Sở
1. Chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (gọi tắt là cấp trên) và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện chương trình công tác của Sở theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có trách nhiệm báo cáo hoạt động 
công tác của cơ quan với cấp trên theo quy định. Thực hiện ủy quyền cho Phó Giám đốc phụ trách công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của cơ quan trong thời gian đi công tác theo kế hoạch được cấp trên phê duyệt.
3. Phân công và điều chỉnh phân công nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách cho các Phó Giám đốc Sở; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác của cơ quan. Trong trường hợp cần thiết vì tính chất cấp bách hoặc quan trọng, Giám đốc Sở trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc thuộc lĩnh vực đã giao cho Phó Giám đốc Sở phụ trách
.
4. Ký các văn bản thuộc thẩm quyền; ủy quyền ký văn bản giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở.
5. Quyết định hoặc trình cấp trên (
theo thẩm quyền) các vấn đề sau khi đã thảo luận (có thể lấy ý kiến bằng văn bản nếu không thể tổ chức cuộc họp vì lí do khách quan) trong tập thể Lãnh đạo Sở, trong trường hợp còn có ý kiến khác thì Giám đốc Sở là người quyết định cuối cùng:
- Chương trình công tác của cơ quan; sơ kết và tổng kết cơ quan; báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của tập thể Lãnh đạo Sở hằng năm;
- Tổ chức bộ máy cơ quan: thành lập, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Sở;
- Công tác tổ chức cán bộ: quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, tiếp nhận, đào tạo bồi dưỡng; nhận xét đánh giá CC, VC, người lao động hằng năm;
- Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với CC, VC và người lao động;
- Sửa chữa lớn Trụ sở cơ quan, dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm;
- Các đề án, dự án, chương trình quan trọng được tỉnh giao cho Sở chủ trì tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn đột xuất khác do UBND tỉnh giao.
6. Giải quyết kịp thời các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của CC, VC, người lao động và các tập thể, cá nhân liên quan; tổ chức thực hiện lịch trực tiếp dân theo quy định của pháp luật.
7. Là chủ tài khoản của cơ quan; Giám đốc Sở có thể uỷ quyền cho Chánh Văn phòng Sở duyệt thanh toán một số khoản chi phục vụ hoạt động của cơ quan theo yêu cầu công tác, đảm bảo phù hợp với Quy chế chi tiêu nội bộ.
8. Phối hợp với Chủ tịch Công đoàn tổ chức hội nghị CC, VC và người lao động theo quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Giám đốc Sở
1. Là người giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc Sở và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về công việc được phân công phụ trách hoặc ủy quyền. Định kỳ hằng tuần báo cáo Giám đốc Sở tình hình, kết quả giải quyết công việc.
2. Tham gia đóng góp ý kiến và thống nhất tổ chức thực hiện các nội dung, chương trình… đã được tập thể Lãnh đạo Sở thảo luận, Giám đốc Sở quyết định. Chỉ đạo triển khai và giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ được phân công; chủ động đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện của các phòng, đơn vị được giao phụ trách. Phối hợp thường xuyên với các Phó Giám đốc khác để giải quyết các công việc có liên quan. Tổng hợp, báo cáo đề xuất với Giám đốc Sở xem xét, quyết định những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình
hình thực tế.
3. Báo cáo hoặc xin ý kiến Giám đốc Sở trước khi quyết định đối với các công việc quan trọng thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc ủy quyền; những vấn đề đột xuất, bất thường, vượt quá thẩm quyền. Được ký thay Giám đốc Sở khi giải quyết các công việc được giao phụ trách hoặc ủy quyền.
4. Chủ động tham mưu, đề xuất và phải được sự đồng ý của Giám đốc Sở về các nội dung dự kiến tham gia ý kiến tại cuộc họp, hội nghị theo lĩnh vực được phân công, đặc biệt trong việc tham mưu cho cấp trên đối với các vấn đề cụ thể hóa chủ trương chung của tỉnh có quy mô, tính chất phức tạp nhưng chưa có quy định, hướng dẫn bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Trực tiếp tham dự các cuộc họp, hội nghị theo sự phân công của Giám đốc Sở, tuyệt đối không tự ý phân công người khác dự họp thay. Trong trường hợp không thể dự họp được phải báo cáo Giám đốc Sở xem xét, quyết định điều chỉnh việc phân công người dự họp.
6. Đối với những công việc thuộc lĩnh vực được giao phụ trách nhưng thẩm quyền ký của Giám đốc Sở thì Phó Giám đốc Sở có trách nhiệm chủ trì cùng với các phòng, đơn vị chuyên môn thảo luận, thống nhất, tham mưu và chịu trách nhiệm về nội dung trình Giám đốc Sở ký theo thẩm quyền.
7. Khi Giám đốc Sở đi công tác, Phó Giám đốc Sở được uỷ quyền có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các hoạt động của cơ quan theo quy định; những công việc đột xuất, bất thường phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở trước khi triển khai. Kết thúc thời gian được uỷ quyền, Phó Giám đốc Sở phải báo cáo kết quả công việc đã thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về công việc được uỷ quyền.

8. Trường hợp vắng mặt vì việc riêng từ 1/2 ngày làm việc trở lên phải báo cáo và chỉ được nghỉ khi Giám đốc Sở đồng ý, đồng thời thông báo cho các Trưởng phòng, đơn vị được giao phụ trách để biết.
Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc
1. Chỉ đạo, quản lý, điều hành toàn bộ công việc của phòng, đơn vị phụ trách theo chức năng, quyền hạn quy định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các công việc được giao. Chịu trách nhiệm về các khuyết điểm, sai phạm của CC, VC và người lao động thuộc phòng, đơn vị được giao phụ trách.
2. Phân công nhiệm vụ cho CC, VC và người lao động theo tinh thần 5 rõ. Thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra tiến độ, chất lượng, kết quả giải quyết công việc của cấp phó, của CC, VC, người lao động; báo cáo nhận xét, đánh giá bằng văn bản về kết quả giải quyết công việc của cấp phó, của CC, VC và người lao động thuộc phòng, đơn vị được giao phụ trách và gửi về Chánh Văn phòng Sở trước 10h sáng ngày thứ Sáu hằng tuần, để tổng hợp, báo cáo tập thể lãnh đạo Sở.
3. Chủ động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; trực tiếp rà soát, kiểm tra về nội dung tham mưu, thể thức văn bản và phải ký tắt vào văn bản trước khi trình ký Lãnh đạo Sở.
4. Báo cáo, đề xuất và phải được sự đồng ý của lãnh đạo Sở về các nội dung dự kiến tham gia phát biểu tại cuộc họp, hội nghị được phân công tham dự. Tham gia đầy đủ các cuộc họp do lãnh đạo Sở triệu tập, trường hợp không thể tham dự thì phải báo cáo xin phép và được sự đồng ý của người chủ trì.
5. Tổ chức họp kiểm điểm, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của CC, VC, người lao động theo từng tháng và tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Sở bằng văn bản (
gửi Chánh Văn phòng Sở) để làm cơ sở bình xét thi đua khen thưởng cuối năm. Định kỳ hằng tháng báo cáo Lãnh đạo Sở phụ trách lĩnh vực về tình hình, kết quả giải quyết công việc được giao.
6. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Trưởng các phòng, đơn vị khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu, giải quyết công việc; thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Sở.
7. Trường hợp vắng mặt vì việc riêng 1/2 ngày làm việc trở lên thì phải báo cáo Giám đốc Sở và chỉ được nghỉ khi được sự đồng ý của cấp trên.
8. Chủ động xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của phòng, đơn vị trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và Quy chế làm việc của Sở.
Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn của Phó các phòng, đơn vị trực thuộc
1. Là người giúp Trưởng phòng, đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn quy định; được giao phụ trách và thay mặt Trưởng phòng, đơn vị giải quyết công việc được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, đơn vị về công việc đó;
2. Báo cáo hoặc xin ý kiến Trưởng phòng, đơn vị trước khi quyết định đối với các công việc được phân công giải quyết. Khi Trưởng phòng, đơn vị đi vắng, một Phó Trưởng phòng, đơn vị được uỷ quyền điều hành công việc và có trách nhiệm báo cáo Trưởng phòng, đơn vị về những công việc đã giải quyết.
3. Báo cáo, đề xuất và phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Sở về các nội dung dự kiến tham gia phát biểu tại cuộc họp, hội nghị được phân công tham dự. Tham gia đầy đủ các cuộc họp do lãnh đạo Sở triệu tập, trường hợp không thể tham dự thì phải báo cáo xin phép và được sự đồng ý của người chủ trì.
4. Chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các phòng, đơn vị khác để nâng cao hiệu quả, chất lượng tham mưu, giải quyết công việc; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Sở, của Trưởng phòng, đơn vị.
5. Trường hợp vắng mặt vì việc riêng 1/2 ngày làm việc thì phải báo cáo Trưởng phòng, đơn vị; vắng mặt 01 ngày làm việc trở lên thì phải báo cáo Giám đốc Sở và chỉ được nghỉ khi được sự đồng ý của cấp trên.
Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn của CC, VC không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động cơ quan
1. Thực hiện nghiêm trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan.
2. Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả với CC, VC và người lao động khác có liên quan để giải quyết các công việc được giao đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng; tích cực đề xuất, tham mưu các nội dung, giải pháp tháo gỡ, nâng cao hiệu quả công việc với Trưởng phòng, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ. Quản lý chặt chẽ, khoa học hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
3. Sử dụng quyền hạn được giao để giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ; không né tránh, đùn đẩy công việc của cá nhân cho người khác hoặc đơn vị khác. Nếu công việc có liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận thì cần chủ động liên hệ, họp bàn để giải quyết. Trong trường hợp công việc được giao không đúng chức năng, nhiệm vụ hoặc vượt quá thẩm quyền thì báo cáo lại Trưởng phòng, đơn vị xem xét, điều chỉnh.
4. Chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ và điều hành của Trưởng phòng, đơn vị; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, đơn vị và trước pháp luật về việc thực thi công vụ và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trường hợp Lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ trực tiếp thì CC, VC, người lao động phải báo cáo với Trưởng phòng, đơn vị biết để tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành, nội quy, quy chế của cơ quan, của phòng, đơn vị và sự chỉ đạo của Trưởng phòng, đơn vị. Thực hiện tự nhận xét, đánh giá về kết quả giải quyết công việc hằng tuần bằng văn bản và gửi về Trưởng phòng, đơn vị để tổng hợp đánh giá, phân loại, báo cáo tập thể Lãnh đạo Sở.

Chương III
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 9. Mối quan hệ công tác của Lãnh đạo Sở
1. Giám đốc Sở thông tin kịp thời cho các Phó Giám đốc về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành của cơ quan. Giám đốc Sở chỉ đạo sự phối hợp giữa các Phó Giám đốc Sở theo chương trình, kế hoạch công tác và giải quyết các nhiệm vụ được phân công. Trong trường hợp cần thiết vì tính chất cấp bách hoặc quan trọng, Giám đốc Sở trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc thuộc lĩnh vực đã giao cho Phó Giám đốc Sở phụ trách. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ, các vấn đề đưa ra tập thể Lãnh đạo Sở để thảo luận nếu còn có ý kiến khác thì Giám đốc Sở sẽ là người quyết định cuối cùng và quyết định này có tính pháp lí cao nhất.
2. Phó Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về việc giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Khi Giám đốc Sở điều chỉnh phân công nhiệm vụ giữa các Phó Giám đốc Sở thì các Phó Giám đốc Sở có trách nhiệm bàn giao, tiếp nhận nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan và báo cáo Giám đốc Sở.
3. Các Phó Giám đốc Sở chủ động phối hợp trong công tác và thông tin kịp thời các vấn đề có liên quan; nếu còn có những ý kiến khác trong quá trình phối hợp giải quyết công việc chung của cơ quan thì báo cáo Giám đốc Sở xem xét, quyết định.
4. Tập thể Lãnh đạo Sở có trách nhiệm xây dựng và phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới sáng tạo, kỷ luật, kỷ cương và đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành các công việc được giao.
5. Định kỳ hằng tháng, Lãnh đạo Sở họp giao ban để kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành giải quyết các công việc theo chương trình kế hoạch đề ra; đánh giá, nhận xét về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của CC, VC và người lao động trong cơ quan. Tổ chức họp đột xuất để thảo luận, thống nhất 
trong lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các công việc có tính chất quan trọng, cấp bách của cơ quan.
Điều 10. Mối quan hệ công tác giữa Lãnh đạo Sở với Trưởng phòng, đơn vị
1. Trưởng phòng, đơn vị chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Sở. Trong quá trình giải quyết công việc, trường hợp có ý kiến khác với ý kiến của Phó Giám đốc Sở phụ trách, Trưởng phòng, đơn vị phải chấp hành sự chỉ đạo của Phó Giám đốc Sở nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và Phó Giám đốc Sở có trách nhiệm báo cáo Giám đốc Sở về nội dung này.
2. Trưởng phòng, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm chủ động nghiên cứu, đề xuất biện pháp và thực hiện công việc được giao đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và nội dung yêu cầu về tiến độ, chất lượng công việc do Lãnh đạo Sở đề ra; với các công việc có tính chất phức tạp hoặc do văn bản hướng dẫn thiếu đồng bộ thì phải báo cáo xin ý kiến Giám đốc Sở trước khi triển khai thực hiện. Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Sở trong chỉ đạo, điều hành và phân công nhiệm vụ cho CC, VC, người lao động theo tinh thần 5 rõ (
rõ việc, rõ người, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm).
3. Trưởng phòng, đơn vị trực thuộc khi được Lãnh đạo Sở uỷ quyền giải quyết công việc, tham dự các cuộc họp với các sở, ngành và các địa phương, cơ sở, đơn vị, hoặc với cấp trên chỉ được tham gia ý kiến theo các nội dung đã được Lãnh đạo Sở thống nhất, đồng thời báo cáo với người uỷ quyền về kết quả cuộc họp.
4. Trưởng phòng, đơn vị chủ động báo cáo, đề xuất với Lãnh đạo Sở về những vấn đề cần giải quyết, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch công tác liên quan đến nhiệm vụ được giao cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
5. Định kỳ hằng tháng, Lãnh đạo Sở họp giao ban nghe Trưởng phòng, đơn vị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; tổ chức họp đột xuất để nghe, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết các công việc có tính chất quan trọng, cấp bách, các vấn đề phức tạp phát sinh.
Điều 11. Mối quan hệ công tác giữa Lãnh đạo Sở với Đảng ủy và các đoàn thể
1. Lãnh đạo Sở chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng uỷ về nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Định kỳ hằng tháng, Lãnh đạo Sở báo cáo Đảng uỷ cơ quan về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Sở; đề xuất, kiến nghị với Đảng uỷ các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tiếp theo. Đảng uỷ thông báo với Lãnh đạo Sở ý kiến của đảng viên về thực hiện chế độ, chính sách trong cơ quan, để cùng Lãnh đạo Sở làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với đảng viên, quần chúng và bàn biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh (
nếu có).
2. Lãnh đạo Sở thường xuyên phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể hoạt động theo đúng điều lệ, tôn chỉ, mục đích; phối hợp chăm lo và tạo điều kiện làm việc, học tập và nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho CC, VC, người lao động trong cơ quan; bảo đảm thực hiện tốt Quy chế dân chủ, xây dựng văn hóa công sở và kỷ luật, kỷ cương hành chính. Các đoàn thể có trách nhiệm cổ vũ, động viên CC, VC và người lao động nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; kiến nghị, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của CC, VC và người lao động tới Giám đốc Sở để xem xét tháo gỡ, giải quyết kịp thời.
3. CC, VC, người lao động là đảng viên, hội viên các đoàn thể gương mẫu hoàn thành tốt công việc được giao theo đúng quy định pháp luật; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm của người đảng viên, hội viên và các quy định về công vụ.
Điều 12. Quan hệ công tác giữa các Trưởng, Phó phòng, đơn vị trực thuộc
1. Trưởng phòng, đơn vị chủ động giải quyết công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; không giải quyết các công việc không thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền.
2. Khi giải quyết công việc liên quan đến phòng khác, Trưởng phòng, đơn vị chủ trì phải trao đổi ý kiến với Trưởng phòng, đơn vị có liên quan; Trưởng phòng, đơn vị được trao đổi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo đề nghị của phòng, đơn vị chủ trì. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Trưởng phòng, đơn vị chủ trì báo cáo Lãnh đạo Sở phụ trách phòng, đơn vị chủ trì để cho ý kiến giải quyết. Trưởng phòng, đơn vị chủ trì có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết công việc đến các phòng, đơn vị có liên quan để biết và phối hợp thực hiện.
3. Các Phó phòng, đơn vị phát huy tinh thần trách nhiệm vì công việc chung, chủ động, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao có liên quan đến nhiều lĩnh vực. Nghiên cứu, tham mưu cho Trưởng phòng, đơn vị phương án tháo gỡ, giải quyết kịp thời các vấn đề bất cập, vướng mắc phát sinh.
4. Trưởng, Phó các phòng, đơn vị có trách nhiệm nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, kỷ luật, hoàn thành các nhiệm vụ được Lãnh đạo Sở giao đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Điều 13. Quan hệ CC, VC và người lao động trong cơ quan
1. Việc quản lý CC, VC, người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định quản lý CC, VC, người lao động của tỉnh. CC, VC và người lao động có trách nhiệm chấp hành nghiêm nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.
2. CC, VC, người lao động chủ động thông tin, trao đổi, phối hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; không làm hộ, làm thay công việc của người khác; tích cực nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Chấp hành nghiêm sự phân công, phân cấp trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành; tuyệt đối không làm việc vượt cấp, trừ trường hợp được Lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ.
3. CC, VC, người lao động nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn, trình độ lí luận, tôn trọng và giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị.
Điều 14. Quan hệ công tác với các cơ quan ngoài Sở
1. CC, VC và người lao động cơ quan khi quan hệ công tác với các cơ quan ngoài Sở phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng phòng, đơn vị trực tiếp quản lý (đối với các nội dung công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của phòng, đơn vị), nếu liên quan đến các ngành, huyện, thành phố, thị xã và cơ sở thì Lãnh đạo đơn vị phải xin ý kiến của lãnh đạo Sở (trừ những nội dung thuộc thẩm quyền của phòng ĐKKD, Thanh tra Sở). Trong trường hợp nếu chưa có ý kiến của Lãnh đạo Sở thì CC, VC và người lao động không được nhân danh ý kiến của cơ quan trước các ngành, các cấp trong quan hệ công tác.
2. Khi làm việc với cấp trên, các cơ quan hữu quan, báo chí... CC, VC và người lao động cơ quan phải báo cáo và đăng ký trước nội dung với Giám đốc Sở.
3. Việc cung cấp tài liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị khác hoặc báo chí thực hiện theo quy định của UBND tỉnh và phải được sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc Sở.
Điều 15. Quan hệ công tác giữa cơ quan với các tổ chức, cá nhân
1. Sở có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch, đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở theo quy định.
2. Cử công chức các phòng chuyên môn liên quan đến làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh theo quy định để tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết và trả kết quả TTHC cho các tổ chức và cá nhân theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông trong phạm vi thẩm quyền của Sở. Thực hiện việc niêm yết công khai quy trình giải quyết và phí, lệ phí các thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh theo quy định.
3. Việc tiếp các tổ chức và cá nhân đến cơ quan để giải quyết các ý kiến kiến nghị, phản ánh liên quan đến tinh thần, thái độ phục vụ của CC, VC, người lao động cũng như công tác chuyên môn của Sở được thực hiện tại phòng tiếp công dân của cơ quan. Hằng tuần, Văn phòng Sở tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở xem xét, chỉ đạo giải quyết theo quy định.


Chương IV
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 16. Chế độ chính sách của CC, VC và người lao động cơ quan
1. CC, VC làm việc tại cơ quan và người lao động được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước theo quy định hiện hành, được tham gia BHXH, BHYT. Việc đảm bảo quyền lợi cho CC, VC và người lao động cơ quan được thực hiện theo quy định của tỉnh và Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.
2. Công tác thi đua khen thưởng đối với CC, VC và người lao động được thực hiện theo  Luật Thi đua khen thưởng, quy định thi đua khen thưởng của tỉnh và của cơ quan.
3. CC, VC, người lao động làm việc tại cơ quan được tham gia các đoàn thể chính trị - xã hội; tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác; được tham quan nghỉ mát, tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT do cơ quan tổ chức; được trang bị điều kiện làm việc theo quy định.

Chương V
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA CƠ QUAN

Việc quản lý sử dụng tài chính, tài sản cơ quan được thực hiện theo quy định của nhà nước và theo Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý sử dụng tài sản công của cơ quan.
Điều 17. Quản lý, sử dụng tài chính
1. Giám đốc Sở là Chủ tài khoản của cơ quan hoặc có thể uỷ quyền cho Chánh Văn phòng là Chủ tài khoản. Chánh văn phòng giúp Giám đốc Sở trong việc quản lý tài chính, tài sản của cơ quan.
Khi Giám đốc đi công tác, những khoản chi chưa được uỷ quyền nhưng cần phải chi, Chánh Văn phòng Sở báo cáo xin ý kiến Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền trước khi thanh toán. Hằng tháng, Chánh Văn phòng tổng hợp chi tiết, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước pháp luật về các công việc được uỷ quyền.
2. Việc sử dụng các nguồn kinh phí của cơ quan phải thực hiện đúng các quy định và chế độ hiện hành của nhà nước. Việc mua sắm tài sản được thực theo Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan; quy định mua sắm tài sản của tỉnh.

3. Chỉ có Chủ tài khoản và Người được uỷ quyền thay Chủ tài khoản ký duyệt chứng từ mới có giá trị thanh, quyết toán tài chính của cơ quan.
Điều 18. Quản lý, sử dụng tài sản
1. Tài sản chung của cơ quan và tài sản trang bị các phòng làm việc của Lãnhđạo Sở do Văn  phòng Sở quản lý. Chánh Văn phòng có nhiệm vụ tổ chức kiểm kê tài sản theo định kỳ, lập phương án xử lý tài sản thừa hoặc sửa chữa để trình Giám đốc Sở.
2. Tài sản trang bị cho các phòng, đơn vị do Trưởng phòng, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý. Tất cả tài sản của cơ quan không được tự động thuyên chuyển hoặc mang ra ngoài cơ quan nếu chưa có sự nhất trí của Lãnh đạo Sở và Chánh văn phòng.
3. CC, VC và người lao động phải sử dụng tài sản cơ quan đúng mục đích, bảo đảm an toàn, tiết kiệm. Trường hợp làm mất, hư hỏng tài sản công mà không có lý do chính đáng thì phải bồi thường theo các quy định.
Điều 19. Sử dụng xe ô tô
1. Ô tô là phương tiện phục vụ công tác của cơ quan theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh, việc sử dụng xe ô tô được thực hiện theo quy định nội bộ cơ quan.
2. Chánh Văn phòng có trách nhiệm quản lý và điều động xe ô tô phục vụ công tác của Lãnh đạo Sở và các yêu cầu cần thiết khác của cơ quan và các phòng, đơn vị thuộc Sở. Khi có nhu cầu sử dụng xe đi công tác phải đăng ký trước với Chánh Văn phòng; khi Lãnh đạo Sở không đi công tác bằng xe, Chánh Văn phòng có thể bố trí xe theo yêu cầu của các phòng, đơn vị (
phải có ý kiến của Lãnh đạo Sở).
3. Bố trí xe đi công tác ưu tiên theo thứ tự: Giám đốc Sở, các Phó Giám đốc Sở, Trưởng các phòng, đơn vị (
trường hợp yêu cầu công tác đột xuất do Lãnh đạo Sở cử) và công tác khác của cơ quan.
4. Việc quản lý, sửa chữa xe (
trừ trường hợp đột xuất đang đi trên đường) đều phải có kế hoạch sửa chữa do Văn phòng lập và trình Giám đốc Sở quyết định.
5. Lái xe không được tự ý đưa xe ra khỏi cơ quan khi chưa có ý kiến của Lãnh đạo Sở hoặc Chánh Văn phòng. Sử dụng xe ô tô cơ quan vào ngày nghỉ phải có ý kiến trực tiếp của Giám đốc Sở.
Điều 20. Sử dụng điện thoại, mạng thông tin cơ quan
1. Điện thoại, mạng thông tin là phương tiện thông tin để phục vụ công tác của cơ quan, các cá nhân sử dụng phải đúng mục đích và tiết kiệm. Chi phí điện thoại của Lãnh đạo Sở, các phòng, đơn vị thuộc Sở được thực hiện theo chế độ khoán của cơ quan.
2. Việc bảo quản và sử dụng trang Website của cơ quan được thực hiện theo quy định của tỉnh và của Sở.

Chương VI
CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 21. Tiếp khách
1. CC, VC và người lao động cơ quan khi làm việc, tiếp khách đến liên hệ công tác phải giao tiếp văn minh, lịch sự. CC được phân công làm việc, tiếp các tổ chức và cá nhân phải lịch sự, nhiệt tình, thực hiện đúng các quy định về cải cách hành chính, không gây phiền hà, sách nhiễu. CC làm việc với khách nước ngoài phải văn minh, lịch sự và có ý thức dân tộc; bảo đảm bí mật quốc gia và đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
2. Thực hiện chế độ tiếp và làm việc với tổ chức, cá nhân theo quy định. Việc bố trí sắp xếp chỗ ăn, nghỉ cho khách đến thăm và làm việc với cơ quan do Giám đốc Sở hoặc Phó Giám đốc Sở quyết định. Văn phòng Sở có trách nhiệm cùng Lãnh đạo Sở tiếp khách theo chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm. Các phòng, đơn vị liên quan bố trí cán bộ cùng tiếp khách theo yêu cầu của Lãnh đạo Sở.
3. Khách Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan Trung ương, tỉnh bạn, khách nước ngoài đến làm việc do Giám đốc Sở, Phó giám đốc Sở hoặc người được uỷ quyền tiếp.
4. Khách các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị xã do Giám đốc Sở ho�

 
Tiêu Tuấn Hưng
Trung Tâm Tư vấn Pháp Luật - Hội Luật gia tỉnh
Sinh nhật: 25/05/1983
Chu Văn Trường
Doanh nghiệp tư nhân Long Trường
Sinh nhật: 25/05/1973
Kiều Văn Cao
Cty CP Công nghiệp dịch vụ Cao Cường
Sinh nhật: 08/05/1975
Nguyễn Việt Hòa
Công ty TNHH Hòa Tiến
Sinh nhật: 14/05/1984
Phạm Quốc Hưng
Doanh nghiệp Huy Thuận
Sinh nhật: 26/05/1971
Vũ Quang Lan
Công ty CP tập đoàn Âu Việt
Sinh nhật: 05/05/1970
Đinh Thị Hiền
MHB Chi nhánh Hải Dương
Sinh nhật: 10/05/1960
Đoàn Mạnh Hà
Công ty TNHH MTV Quảng cáo Mạnh Hà
Sinh nhật: 15/05/1977
Phạm Thị Huệ
Công ty CP xuất nhập khẩu Xuân Lộc
Sinh nhật: 24/05/1968
Vũ Văn Khiêm
Công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng I.Day
Sinh nhật: 20/05/1982
Nguyễn Việt Sơn
Ngân hàng TMCP Hàng Hải, CN Hải Dương
Sinh nhật: 10/05/1977
Ngô Thanh Nga
Công ty CPTM Nam Phương
Sinh nhật: 23/05/1981
Nguyễn Văn Thủ
Công ty TNHH Thắng Thảo
Sinh nhật: 17/05/1967
Phùng Thị An
Công ty Cổ Phần Ngọc Vũ
Sinh nhật: 08/05/1966
Nguyễn Văn Đức
Trường mầm non HaNa
Sinh nhật: 25/05/1982
Nguyễn Đức Bằng
Công ty CPCN Chịu lửa Hưng Đạo
Sinh nhật: 20/05/1975
Phạm Thị Thịnh
Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Thịnh
Sinh nhật: 11/05/1960
Phan Văn Hải
Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương
Sinh nhật: 12/05/1987
Trần Quốc Khánh
Cty cổ phần DVDL và sự kiện Ánh Dương
Sinh nhật: 15/05/1975
Vũ Thị Thảo
Công ty TNHH Thương mại Tinh Hoa Việt
Sinh nhật: 12/05/1986
Nguyễn Thị Liên Hoa
Công ty TNHH Xây dựng và DV Hoa Sơn
Sinh nhật: 04/05/1986
Minh Hải Plaza Siêu thị nội thất Xuân Thỏ Công ty cổ phần VTC Group Công ty cổ phần thang máy Gia Huy Công ty cổ phần bất động sản THP Công ty TNHH MTV Đông Thành Đông Công ty cổ phần Việt Hương Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 899 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Xuyên Việt Công ty cổ phần Đức Việt 568 Công ty TNHH MTV âm nhạc Sao Mai Công ty TNHH MTV Thương mại - Vận tải Nhật Hà Công ty TNHH Tiến Trung Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế CNC Công ty cổ phần Hải Thành