Bị thâu tóm là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, dù thích hay không, một DN vẫn có thể đối mặt với kịch bản trở thành “tấm bia” bất đắc dĩ. Vậy các công ty như thế nào nhiều khả năng đối diện với nguy cơ này?
Mới đây, một nhóm NĐT cá nhân ở Hà Nội đã bày tỏ ý định muốn nắm giữ 51% vốn cổ phần của một CTCP ở TP. HCM khi bị ấn tượng mạnh bởi những cao ốc mà DN này đang sở hữu, trong đó có những tòa nhà ở vị trí rất đắc địa, sát cạnh Nhà hát lớn Thành phố. Theo tính toán của họ, theo thời gian, giá trị cao ốc này chắc chắn sẽ tăng lên, còn hiện tại chúng vẫn đang tạo ra dòng tiền ổn định. Thất bại trong việc thu gom đủ số cổ phần cần thiết, ngay lập tức các NĐT này đã chuyển hướng sang một khách sạn trên cùng trục đường, cách đó chỉ mấy bước chân… Bất chấp sự buồn tẻ của thị trường niêm yết, những chuyển động ngầm tương tự đang diễn ra mạnh mẽ. Chu kỳ đi xuống 4 năm của TTCK khiến nhiều chứng khoán quá rẻ. Hiện tại đang là thời của những người “đi săn” công ty, họ nắm giữ nhiều tiền mặt, âm thầm thâu tóm DN vì các mục tiêu khác nhau.
Nhóm công ty có nhiều tài sản ngầm
Tài sản ngầm của DN biểu hiện ở các loại tài sản có giá: tiền mặt, bất động sản, cao ốc ở vị trí đắc địa, cảng biển, mỏ khoáng sản… Nếu DN có quy mô vốn vừa phải và giá cổ phiếu bằng hoặc thấp hơn mệnh giá thì hiện tại nhiều khả năng xung quanh công ty sẽ xuất hiện những “kẻ đi săn”.
Phần lớn những “tấm bia” này có giá trị vốn hóa công ty thấp hơn lượng tiền mặt đang có, hay giá trị của một miếng đất ở vị trí đắc địa. Những “thợ săn” thâu tóm DN nhằm mục đích chuyển đổi sở hữu, thanh lý tài sản sau một thời gian nhất định. Trường hợp được giới tài chính nhận diện và nhắc đến nhiều vừa qua là CTCP Ngoại thương và Đầu tư phát triển TP. HCM - Fideco (FDC) với một loạt tài sản có giá: cao ốc, đất ở vị trí “vàng”…
Loại công ty trì trệ hay phát triển quá dàn trải
Nếu một DN ngồi trên đống tài sản có giá, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức một con số thì nhiều khả năng mầm tai họa sẽ phát sinh từ trong nội bộ. Chính các cổ đông lớn bất mãn sẽ làm nội ứng cho những người đang âm mưu thực hiện các cuộc lật đổ để “xẻ thịt” DN bán tài sản hay tái cơ cấu.
Vụ tiêu biểu gần đây là trường hợp của CTCP Xây dựng Công nghiệp - DESCON (DCC) bị Tập đoàn Bình Thiên An thâu tóm. 7 năm trước đây, DECON là một thương hiệu hàng đầu trong ngành xây lắp nội địa, nhưng họ lơ là trong hoạt động kinh doanh lõi để một đối thủ khác là Conteccons (CTD) vượt mặt. Tham vọng lấn sân sang lĩnh vực bất động sản đã không thành công và kéo hoạt động của Công ty đi xuống, tạo ra sự bất mãn từ ngay trong lòng nội bộ DCC.
Công ty có cơ cấu cổ đông quá tập trung
Việc thâu tóm một công ty sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu cơ cấu chủ sở hữu gồm nhiều cổ đông lớn, trong khi ban lãnh đạo nắm quá ít cổ phần. Nếu một công ty hội tụ đủ hai tiêu chuẩn ở trên và có thêm cơ cấu cổ đông khá tập trung thì cũng dễ có những vị khách không mong muốn đã ở trên bậc cửa.
Những cuộc “lật đổ” tại FIDECO, DESCON đều cho thấy các tiêu chí này. Khi NĐT lớn không còn hài lòng với hoạt động của DN mà họ đang sở hữu sẽ ươm mầm cho hoạt động thâu tóm nảy nở.
Các công ty có lợi thế độc quyền
Trên thị trường có một nhóm nhỏ DN có lợi thế cạnh tranh: các công ty dược và hóa chất sản xuất các sản phẩm độc đáo có bản quyền phát minh, các công ty khai thác khoáng sản, các ngành được Nhà nước bảo hộ... Giá trị thực sự và sức hấp dẫn của các công ty này không nằm ở các sự định giá thông thường mà ở sự độc đáo - công ty có rất ít đối thủ cạnh tranh hay có rào cản gia nhập quá cao.
Một trường hợp mới được tiết lộ gần đây là một tập đoàn có giá trị vốn hóa lên tới 20 tỷ USD, niêm yết tại TTCK London, thâu tóm một DN tư nhân Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo vệ. Giá trị của thương vụ lên tới nhiều triệu USD là khá bất ngờ nếu nhìn vào khoản lợi nhuận còm cõi hàng năm của DN này. Theo giải thích từ đơn vị tư vấn thì động cơ thật sự của tập đoàn Anh nằm ở tấm giấy phép hoạt động của DN - một ngành kinh doanh có điều kiện và hạn chế sự tham dự tối đa của người nước ngoài.
DN quá chú trọng vào giao dịch cổ phiếu
Không hiếm lãnh đạo DN niêm yết hiện nay đang thực hiện kinh doanh trên chính cổ phiếu của công ty mình, đặc biệt là khối DN có xuất phát điểm tư nhân. Đây có thể là mầm mống của các tai họa nếu DN có tài sản ngầm hoặc vốn hóa công ty có khoảng cách quá xa giá trị thật.
Giới tài chính đều biết hậu trường vụ nhóm Bình Thiên An thâu tóm cổ phiếu của một nhà thầu xây dựng vài năm trước. Bên cạnh việc lập ra nhiều công ty gia đình để rút ruột DN, lãnh đạo công ty này còn “lướt sóng” trên chính cổ phiếu công ty mình. Một lần, khi lãnh đạo DN đánh xuống cổ phiếu có chủ ý, đã rơi vào “địa võng” giăng sẵn của bên mua. Những câu chuyện tương tự đang diễn ra nếu không tạo thành miếng mồi thơm cho những người đi thâu tóm thì cũng thường có kết cục không tốt đẹp!
Theo ĐTCK
Trương Thanh Sơn Công ty CP Việt Tiên Sơn Địa Ốc Sinh nhật: 03/11/1966
|
Nguyễn Xuân Thắng Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương Sinh nhật: 10/11/1977
|
Nguyễn Trọng Tiến Cục thuế tỉnh Hải Dương Sinh nhật: 20/11/1973
|
Phạm Đức Thắng Công ty cổ phần sản xuất Vita Sinh nhật: 27/11/1981
|
Nguyễn Thị Thoa Công ty TNHH TM và DV Quà tặng Thành Đông Sinh nhật: 05/11/1990
|
LÊ XUÂN THANH Teckcombank chi nhánh Hải Dương Sinh nhật: 02/11/1979
|
VŨ KHẮC KHƯƠNG Công ty TNHH Vĩnh Hà HD Sinh nhật: 03/11/1974
|