KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ Thứ 5, 26/05/2011 8:16 GMT+7

Doanh nghiệp hiến kế vượt khó

Khủng*** tài chính trên thế giới đưa đến suy thoái kinh tế dây chuyền, từ thị trường tài chính và bất động sản Hoa Kỳ đã gây ảnh hưởng toàn cầu tác động không nhỏ đến các DN VN.

Hiện các DN đang cố gắng gồng mình đưa ra chiến lược “tự cứu”
để kiếm tiền nuôi bộ máy, trả khấu hao, duy trì hoạt động của DN

Trong năm qua, giá cả có biến động rất lớn làm không ít DN trong nước dè chừng, không mạnh dạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi còn khó khăn, các phí đầu vào cho sản xuất nguyên vật liệu, vận tải... đều tăng cao. Việc cho vay của ngân hàng theo các văn bản chủ trương của nhà nước thắt chặt tín dụng, từ chỗ 38 – 45%/năm tăng trưởng tín dụng, nay chỉ còn 16%/năm có nghĩa là mất đi trên dưới 30%/năm tăng trưởng tín dụng.

Chiến lược “tự cứu”

Hiện các DN đang cố gắng gồng mình đưa ra chiến lược “tự cứu” để kiếm tiền nuôi bộ máy, trả khấu hao, duy trì hoạt động của DN như: Hợp lý hóa sản xuất, tập trung kinh doanh sản phẩm chính; Rút ngắn thời hạn thanh toán phân phối để đẩy nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào vay ngân hàng; Đảm bảo thanh toán hàng nhập khẩu, tạo nguồn dự phòng thay đổi tỉ giá; Tránh giảm mức tiêu thụ bằng cách chấp nhận lỗ để giữ khách hàng giữ thị trường.

 Trong khi đó, việc điều chỉnh giá đơn hàng không thể thực hiện do đối tác nào cũng rơi vào tình cảnh khó khăn chồng chất. Giải pháp trước mắt là quyết liệt tiết kiệm trong điều hành sản xuất và chi tiêu nhằm duy trì sản xuất để chờ cơ hội...

Trên thực tế, trong 3 năm liên tục khó khăn, mỗi năm một khó khăn hơn. Lạm phát gia tăng trong những tháng đầu năm, việc chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư  giảm. Trong bối cảnh này, các ngân hàng cần có tiêu chí “hàn thử biểu” để đo lường việc cấp tín dụng cho đúng khách hàng, đúng đối tượng, đối tác và cân chia các tín dụng ở nhiều mức độ khác nhau.

Trong hoạt động tín dụng phải điều chỉnh hợp lý, ngay các ngân hàng cổ phần thương mại cũng vẫn vướng những quy định cứng nhắc của ngân hàng nhà nước. Ví dụ như: Hạn mức vay vốn nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất, đáng lẽ ra ngân hàng cấp cho DN 1 tỉ đồng hạn mức được vay tín dụng đưa vào sản xuất, DN mở LC 2 -3 tháng hàng mới về, ngân hàng đương nhiên thực hiện hạn mức tín dụng ngay khi mở LC cho DN, tính như thế quá ngặt nghèo và quá bất hợp lý. Cần phải cân đối giữa tiền gửi của các DN về đến ngân hàng còn nằm chờ để đến kỳ hạn thanh toán. Nên chăng ngân hàng tính chênh lệch giữa tiền gửi và tiền vay 3% là hợp lý. nếu tính ngược lại, tiền huy động của các DN vào ngân hàng thường vẫn huy động theo quy định của nhà nước là lãi trần 10, 8, 7, 0%. Trong đó, DN vay của ngân hàng 1 giờ cũng tính lãi, cái đó là điều chưa hợp lý. Nên chăng qua những lúc khó khăn này, sẽ phải sàng lọc, làm minh bạch những vấn đề đó để DN vượt qua những khó khăn này và đồng nghĩa với ngân hàng cũng huy động được vốn.

Linh động khi thực hiện hạn mức tín dụng

Nếu như các ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho các DN, đặc biệt là DN nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, phục vụ nền kinh tế thì  hạn mức khi chưa nhận nợ lại không tính trừ hạn mức cho DN.  Do đó, ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho DN trong giai đoạn này chứ không phải mở LC là tính đã thực hiện hạn mức vay của DN.

Bên cạnh đó, khi tiền của DN về chờ ở ngân hàng, thì căn cứ vào hợp đồng cho vay của ngân hàng với DN, ngân hàng chi trả lãi cho DN thấp hơn DN vay ngân hàng khoảng 3% là hợp lý. Đồng thời điều này cũng khuyến khích DN để tiền trong ngân hàng không bị thiệt thòi nhiều và ngân hàng cũng có chi phí 3 % để trang trải hoạt động trong lúc này là hợp lý.

 

Thuận lợi duy nhất vào thời điểm này VN có được là bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực tìm giải pháp giảm suy thoái kinh tế và chống lạm phát.

Ngoài ra, nếu đã chủ trương thắt chặt tín dụng thì cần thiết phải rà soát thật kỹ tất cả các ngành hàng nào mà trong nước đã sản xuất được và triệt để hạn chế nhập khẩu. Trong lúc khó khăn này để cho cung tiền dồi dào, ngân hàng phải quản lý thật tốt tài khoản ngoại tệ của các DN xuất khẩu. Các tập đoàn, TCty, Cty tư nhân đã được nhà nước hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại, thì không có lý do gì để “găm” giữ ngoại tệ. Như vậy, chắc chắn rằng “cách mạng” cải tổ về tiền tệ của chúng ta sẽ thành công.

Những biến động trong thị trường tiền tệ đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua. Những chính sách tiền tệ thì khó lường trước  nhưng đều dựa trên nguyên tắc điều hành thị trường, dựa trên những biểu hiện từ nội tại nền kinh tế. Nếu như các ngân hàng lớn trên thế giới thường có bộ phận nghiên cứu vĩ mô để có những cảnh báo cho nhà quản trị trong điều hành thì điều này rất ít thấy ở ngân hàng VN. Một trong những chỉ tiêu đánh giá thế mạnh của một ngân hàng này so với ngân hàng khác chính là việc quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro tỉ giá.

Chính chất lượng quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng duy trì lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong dài hạn. Qua khủng***, các DN cũng như các định chế tài chính cần rút ra bài học trong quá trình điều hành DN trong tương lai. Có thể nói thuận lợi duy nhất vào thời điểm này VN có được là bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực tìm giải pháp giảm suy thoái kinh tế và chống lạm phát.
 
Đoàn Trọng Lý
Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP
chăn nuôi chế biến & XNK “APROCIMEX”
 
Minh Hải Plaza Siêu thị nội thất Xuân Thỏ Công ty cổ phần VTC Group Công ty cổ phần thang máy Gia Huy Công ty cổ phần bất động sản THP Công ty TNHH MTV Đông Thành Đông Công ty cổ phần Việt Hương Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 899 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Xuyên Việt Công ty cổ phần Đức Việt 568 Công ty TNHH MTV âm nhạc Sao Mai Công ty TNHH MTV Thương mại - Vận tải Nhật Hà Công ty TNHH Tiến Trung Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế CNC Công ty cổ phần Hải Thành