PHÁT TRIỂN HỘI VIÊN Thứ 4, 09/11/2016 1:31 GMT+7

Doanh nghiệp và Văn hóa

Tối 7/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì lễ phát động cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”

Tại lễ phát động, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng đã công bố Quyết định số 1846 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 10/11 hàng năm làm “Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Văn hóa doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tốt không chỉ là tài sản của doanh nghiệp, mà còn là tài sản của quốc gia, và “mọi quốc gia đều ra sức bảo vệ những thương hiệu của mình. Đó là lý do Chính phủ kiến tạo ngày nay rất quan tâm đến chủ đề văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh”,

Thủ tướng nhấn mạnh. Cùng với những khẳng định trên, Thủ tướng còn đưa ra gợi ý về một số đặc trưng mà một doanh nghiệp văn hóa Việt Nam phải có là: Liêm chính, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tụy, trách nhiệm môi trường. Những khẳng định và gợi ý trên của Thủ tướng lập tức được xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp và tầng lớp doanh nhân hưởng ứng, tán thưởng. Một quốc gia phát triển, giàu mạnh, là một quốc gia có những doanh nghiệp và tầng lớp doanh nhân phát triển và giầu mạnh. Muốn phát triển và trở thành giầu mạnh được, thì văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh chính là 3 cái chân kiềng. Một doanh nghiệp có văn hóa chắc chắn phải là một doanh nghiệp liêm chính. Bởi liêm chính thì nền tài chính và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở nên trong sáng, minh bạch, không có khuất tất. Một doanh nghiệp có văn hóa cũng chính là một doanh nghiệp biết sáng tạo. Bởi sáng tạo chính là động lực mạnh nhất để doanh nghiệp phát triển, từ nhỏ thành vừa, từ vừa thành lớn, từ kinh doanh trong nước đến kinh doanh đa quốc gia. Để có được sự liêm chính và sáng tạo, thì không thể không có sự chuyên nghiệp và tận tụy. Chuyên nghiệp và tận tụy còn là hai yếu tố cơ bản nhất để doanh nghiệp có được niềm tin của khách hàng. Mà khi một doanh nghiệp có niềm tin, có khách hàng, là có tất cả.

Và cuối cùng, một doanh nghiệp không thể được coi là doanh nghiệp có văn hóa được, khi nó không những không có trách nhiệm, mà còn góp phần hủy hoại, tàn phá, gây ô nhiễm môi trường. Bởi môi trường chính là không gian sống, không gian sinh tồn không chỉ cho hiện tại, mà còn cho muôn đời sau. Những gợi ý trên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bao hàm khá đầy đủ về những yếu tố mà một doanh nghiệp cần phải có, hoặc cần phấn đấu đạt được, để trở thành một doanh nghiệp văn hóa. Hy vọng rằng sau đợt phát động này, cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam sẽ có sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn, để đạt tới cái đích mà Chính phủ trông chờ, là trở thành một cộng đồng văn hóa.

Vũ Hữu Sự - Theo Báo Nông Nghiệp

 
Minh Hải Plaza Siêu thị nội thất Xuân Thỏ Công ty cổ phần VTC Group Công ty cổ phần thang máy Gia Huy Công ty cổ phần bất động sản THP Công ty TNHH MTV Đông Thành Đông Công ty cổ phần Việt Hương Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 899 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Xuyên Việt Công ty cổ phần Đức Việt 568 Công ty TNHH MTV âm nhạc Sao Mai Công ty TNHH MTV Thương mại - Vận tải Nhật Hà Công ty TNHH Tiến Trung Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế CNC Công ty cổ phần Hải Thành