THƯ VIỆN THÔNG TIN Thứ 2, 24/03/2014 0:02 GMT+7

Đón đầu hiệp định thương mại tự do: DN dệt may “đua” nước rút

(DĐDN) - Làn sóng đầu tư vào dệt may ngày càng trở nên sôi động hơn khi nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng đang đi đến những vòng đàm phán cuối cùng. Song nếu như các DN nội gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn cho dự án, thì nhiều DN nước ngoài lại khá gian nan đi tìm mặt bằng.

Nhà nước phải cấp bách có những chính sách phù hợp như hỗ trợ lãi suất các dự án đầu tư sợi, dệt và nhuộm...

Nếu không thay đổi ngay từ bây giờ, các sản phẩm dệt may của VN cũng không thể hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu vào các nước Mỹ, Canada như thỏa thuận.

DN nội: chú trọng đầu tư nguyên phụ liệu

Với năng lực tài chính có phần "vững" nhất trong ngành dệt may, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) được biết đến là doanh nghiệp (DN) nội địa đi đầu trong các hoạt động đầu tư của ngành. Cũng bởi vậy, với mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 5 tỷ USD vào năm 2016, Vinatex đang gấp rút đẩy tiến độ các dự án khi đặt ra kế hoạch đầu tư vào 57 dự án trong năm 2014. Trong đó, sẽ có 2 dự án trang trại trồng bông, 15 dự án sợi, 8 dự án dệt và 24 dự án may mặc được triển khai... Đặc biệt, có nhiều dự án có số vốn đầu tư "khủng" đang được tập đoàn này gấp rút chuẩn bị các thủ tục đầu tư, làm việc với đối tác để sớm triển khai thực hiện.

Đơn cử như Dự án Khu liên hợp Sợi - dệt, Nhuộm - may với tổng số vốn đầu tư lên đến 2.200 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai vào cuối quý I/2014; các nhà máy sản xuất vải với gần 60 triệu mét, sản xuất sợi với quy mô 200.000 cọc sợi; hơn 300 chuyền may… Khi các dự án này được hoàn thành, năng lực nguyên, phụ liệu của Vinatex sẽ tăng khoảng 7.000 tấn sợi, 4.000 tấn vải dệt kim, trên 20 triệu mét vải dệt thoi...

Phó TGĐ thường trực Vinatex Lê Tiến Trường cho biết, đây là năm "quan trọng" để các DN hoàn tất việc triển khai các dự án nhằm tăng cường khả năng cung ứng nguyên phụ liệu, chuẩn bị đón đầu cơ hội từ các FTA, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), với yêu cầu về xuất xứ nguyên liệu. Do đó, nguồn vốn đầu tư các dự án mà Vinatex triển khai trong năm nay cũng tăng gấp 5 lần, với quy mô vốn tập trung chủ yếu cho các dự án nguyên phụ liệu (80% vốn, 20% cho dự án may).

Tuy vậy, ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Vitas, cho rằng ngoài vốn lớn, đầu tư vào nguyên liệu như dệt nhuộm có yêu cầu rất cao về công nghệ, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường khắt khe. Mà nếu không có nhuộm thì không có vải hoàn tất cho ngành may. Nghịch lý là có nhiều DN muốn đầu tư nhuộm nhưng đi đến đâu cũng bị từ chối khéo vì sợ bị ô nhiễm môi trường. “Nếu không thay đổi ngay từ bây giờ, các sản phẩm dệt may của VN cũng không thể hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu vào các nước Mỹ, Canada như thỏa thuận. Vì vậy, nhà nước phải cấp bách có những chính sách phù hợp như hỗ trợ lãi suất các dự án đầu tư sợi, dệt và nhuộm cho ngành may hay thuộc da cho ngành da giày. Đồng thời quy hoạch cụ thể về các cụm, KCN riêng cho các dự án dệt nhuộm”, ông  Hồng nói.

DN ngoại: đổ xô xây nhà máy tại VN

Khi TPP được ký kết, thuế nhập khẩu (NK) các sản phẩm dệt may vào thị trường các nước thành viên, đặc biệt là Mỹ (thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của VN) sẽ giảm từ 17 - 32% hiện nay xuống 0%. Rất nhanh, hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đã đổ xô mở nhà máy tại VN để tận dụng mức thuế hấp dẫn này.

Tập đoàn Texhong (Hồng Kông) đã khánh thành nhà máy dệt nhuộm tại Quảng Ninh có vốn đầu tư 300 triệu USD. Từ năm 2006, Texhong cũng đã xây dựng một nhà máy dệt tại KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư trên 200 triệu USD. Công ty Unisoll Vina, thuộc Hansoll Textile Ltd, Hàn Quốc cũng đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm từ da, lông thú với công suất 90 triệu sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD. Nhiều thông tin cho thấy TAL - tập đoàn chuyên về dệt may của Hồng Kông - cũng đang chuẩn bị mở rộng đầu tư tại VN bằng dự án sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may mặc với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 200 triệu USD... Trong cuộc họp với các DN dệt may mới đây, ông Uông Tiến Thịnh, Giám đốc điều hànhVinatex, cho biết các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang tăng tốc mở rộng hoạt động ra các tỉnh thành trên cả nước, không chỉ trong lĩnh vực may mặc mà cả sợi, dệt, nhuộm. Một số DN Trung Quốc cũng đang tìm hiểu và có sự chuyển dịch đầu tư sản xuất sang VN để tranh thủ cơ hội TPP. Còn theo Hiệp hội Dệt may thêu đan TP HCM, các tập đoàn như Toray International và Mitsui (Nhật Bản), Lenzing (Áo), Sunrise (Trung Quốc)... cũng đến VN để tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhằm tận dụng điều kiện xuất xứ khi TPP có hiệu lực.

Vẫn còn rào cản

Nếu không thay đổi, các sản phẩm dệt may của VN  không thể hưởng ưu đãi về thuế NK vào các nước Mỹ, Canada như thỏa thuận TPP.

Theo bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), các FTA mà Việt Nam đang đàm phán, ký kết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là "cú hích" cho sự phát triển của ngành dệt may: "Đây là thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng, nên từ năm 2013 và đặc biệt là đầu năm nay, đã có nhiều đoàn doanh nhân nước ngoài sang Việt Nam tìm hiểu về chính sách, điều kiện đầu tư, chi phí, lao động và tính ổn định của thị trường, trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, khác với các dự án may có quy mô vốn nhỏ, dễ thu hồi vốn nhanh nên việc triển khai dự án nhanh hơn, còn đầu tư vào dệt, nhuộm, sợi thường yêu cầu vốn lớn, nên NĐT cũng thận trọng hơn".

Các NĐT nước ngoài dù có nguồn lực tài chính mạnh, song vẫn cân nhắc, tính toán rất kỹ lưỡng, và chỉ quyết định rót vốn đầu tư khi có những điều kiện thuận lợi về chính sách, hạ tầng. Vitas cho biết, hiện có nhiều NĐT nước ngoài đã quyết định bỏ vốn, song do nhiều địa phương "ngại" vấn đề ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải nên đã không "ưu ái" cho ngành dệt. Thực tế này khiến cho nhiều NĐT nước ngoài khá "vất vả" trong việc tìm các địa điểm đầu tư thuận lợi, có mặt bằng rộng và phù hợp để xây dựng dự án.

Trong khi đó, "ông lớn" nội địa Vinatex thì đang loay hoay với bài toán huy động vốn đầu tư. Đại diện của tập đoàn này cho biết, chỉ riêng năm 2014, nguồn vốn đầu tư cho các dự án cần đến 9.722 tỷ đồng, song mức giải ngân dự kiến chỉ đạt khoảng 4.915 tỷ đồng. Đáng lo ngại hơn, tổng nguồn vốn đầu tư đến năm 2015 lên đến khoảng 20.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng, nên đây sẽ là rào cản lớn nhất để Vinatex thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 60% vào năm 2015…

Thanh Xuân (nguồn: dddn.com.vn)

 
Cao Văn Thái
Khu vui chơi giải trí Thái HD
Sinh nhật: 08/03/1976
Trần Minh Nguyệt
Công ty CP thời trang Minh Nguyệt
Sinh nhật: 08/03/1964
Vũ Xuân Hùng
GP.Bank Trần Hưng Đạo Hà Nội
Sinh nhật: 30/03/1973
Tăng Bá Bay
Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương
Sinh nhật: 27/03/1980
Nguyễn Văn An
Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA
Sinh nhật: 11/03/1976
Nguyễn Xuân Thuỷ
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh
Sinh nhật: 14/03/1954
Phạm Minh Tuấn
Công ty TNHH Thương mại Chí Linh
Sinh nhật: 30/03/1957
Đào Thị Đầm
Công ty TNHH TM và Vận tải Trường Thành
Sinh nhật: 04/03/1964
Khúc Hiệp Phương
Công ty cổ phần Việt Hương
Sinh nhật: 30/03/1975
Hoàng Văn Thịnh
Công ty TNHH MTV Thịnh Hoàng Gia
Sinh nhật: 19/03/1975
Phạm Đức Luận
Công ty CP thức ăn chăn nuôi Vina
Sinh nhật: 13/03/1978
Nguyễn Thùy Trang
DNTN Sản xuất và Thương mại Văn Long
Sinh nhật: 25/03/1993
NGUYỄN HỒNG THÁI
Công ty TNHH Quảng Lợi
Sinh nhật: 20/03/1969
Vũ Thạch Huấn
Công ty TNHH MTV TMDV Anh Huy
Sinh nhật: 04/03/1983
Phạm Văn Khánh
Công ty TNHH MTV lắp đặt XD Khánh Linh
Sinh nhật: 31/03/1980
Mai Văn Nghĩa
Công ty TNHH MTV TM Vận tải Nhật Hà
Sinh nhật: 28/03/1963
Hoàng Văn Trọng
Doanh nghiệp vàng bạc tư nhân Văn Trọng
Sinh nhật: 21/03/1969
Trần Đức Vượng
Công ty TNHH sản xuất và TMDV Trần Anh
Sinh nhật: 10/03/1965
Nguyễn Văn Thực
Chi nhánh bưu chính Viettel Hải Dương
Sinh nhật: 10/03/1988
Vũ Văn Dũng
Công ty cổ phần ETC
Sinh nhật: 10/03/1973
Doanh nhân tự sự Hàng Việt Nam
Đông Thành Đông May Minh Nguyệt MHB Bank MinhHai Plaza Nội Thất Hoài Giang Ngân hàng Quân Đội Ngân hàng Đại Dương Nhà Việt Oto Hải Dương Maritimebank Hải Dương MaiLinh Hải Dương Hỏi - Đáp Hồng Hà Chí Linh Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Hội nghị phổ biến Pháp luật Hợp Thành In Đức Minh Luật Khai Phong PGBanhk Chi nhánh Hải dương Quà tặng Thành Đông Tiên Hoàng TienTrung Trung tâm thương mại Gia Lộc Tuấn Tài Viettel Chi nhánh Hải Dương Viettienson Gruop Viettinbank Chi nhánh Hải Dương Đ/c Vũ Văn Ninh Thạch Rau Câu Bình Dung Tỉnh đoàn Hải Dương Sao Mai Hải Dương Siêu thị nội thất Xuân Doãn Siêu Thị Tân Tiến Siêu thị điện máy Thái Sơn SNB Tacxi tải 844.844 Tân Thành Công Tập Đoàn Âu Việt Hàng Việt Nam GP.Bank Giaibongda Công ty CP TM và DV Phú Hưng Công ty CP Sông Đà Cao Cường Công ty CP Nhựa và Môi trường xanh An Phát Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty cổ phần Việt Hương Công ty Cổ phần Lilama 69.3 Bánh đậu Xanh Việt Hương Bánh Đậu xanh Quê Hương Banner-img ANH HUY Agribank Hải Dương 20 Năm DNT Việt Nam Công ty Cổ phần Kỳ Tam Anh Công ty CP xây dựngTrường Linh Công ty CP Xuất nhập khẩu Xuân Lộc Công ty CP Đồng Tâm Miền Bắc Gạch CHịu Lửa Facebook Hội DNT Hải Dương Doanhnghieptieubieu Doanh nhân tự sự Doanh nghiệp Minh Anh DaiHoiIv Cuong Mobile CTy TNHH Thuong mai va Dulich Nam Viet Cuong Cty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng Day Công ty TNHH Minh Hải Công ty TNHH Tân Thành Công Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty TNHH Đức Trường Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Vina Công ty VIP Việt Nam Agribank Hải Dương May Minh Nguyệt ANH HUY Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty VIP Việt Nam In Đức Minh Thạch Rau Câu Bình Dung