KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ Thứ 4, 27/07/2011 8:12 GMT+7

Kinh nghiệm bỏ túi cho doanh nghiệp Việt Nam

Thông tin EU có thể thay đổi đáng kể quy định áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch cùng với nhiều rào cản kỹ thuật khác đối với hàng hóa nhập đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại.

 

 
EU là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng nhất với dân số trên 500 triệu người và nhu cầu tiêu thụ lớn các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, giầy dép, thủy sản, đồ gỗ… Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để bảo vệ lợi ích của mình?
EU - cỗ máy ra quy định!
Cho đến nay EU đã tiến hành 10 vụ kiện chống bán phá giá và trở thành nơi áp dụng nhiều nhất các biện pháp này đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù quy mô các vụ kiện này tương đối nhỏ (trừ vụ giầy mũ da) nhưng số lượng các vụ kiện đã cho thấy nguy cơ bị kiện tại thị trường này là rất lớn. Đặc biệt khi các quy định và thông lệ về phòng vệ thương mại của EU trước đây vốn được xem là bớt khắt khe hơn các nước khác thì hiện nay có khả năng sẽ thay đổi theo hướng bất lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 
Cụ thể, theo Tiến sĩ Pieter Jan Kuijper, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ban thư ký WTO, EU có khả năng sẽ thay đổi đáng kể cơ chế ra quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo hướng phức tạp và kéo dài thời gian hơn, yêu cầu về tính minh bạch cũng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, xu hướng gần đây cho thấy EU sẽ tăng cường các hoạt động chống trợ cấp vì cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng lợi thế cạnh tranh không lành mạnh từ những ưu đãi của chính phủ, nơi không có các quy định kiểm soát trợ cấp ngặt nghèo như ở EU. Đặc biệt, EU có thể sẽ gia tăng sử dụng các vụ điều tra “đúp” cả chống bán phá giá và chống trợ cấp, gây khó khăn gấp đôi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này. 
Theo Luật sư Oliver Prost – Giám đốc Chi nhánh Công ty Luật EU Gide Loyrette Nouel GIDE tại Bỉ, EU – cỗ máy ra quy định Liên minh châu Âu luôn là “nguồn đưa ra quy định” lớn trên thế giới, với lý do lịch sử: Sự hài hòa hóa thị trường nội khối nhằm tránh bóp méo thương mại của EU; EU cũng luôn theo đuổi chiến lược mở rộng mô hình pháp lý của mình ra phần còn lại của thế giới: Về vấn đề tăng tiếp cận thị trường theo hướng “có đi có lại”, giảm các rào cản pháp lý đối với thương mại của WTO.
Các quốc gia mới nổi nên hành động thế nào? Thích nghi hay phản kháng? Chấp nhận (thích nghi) trong trường hợp các quy định EU phản ánh những ưu tiên dài hạn của người tiêu dùng EU. Tuy nhiên, đối với những quy định của EU không phù hợp với các nguyên tắc của WTO thì có thể yêu cầu EU loại bỏ hoặc khởi kiện khi cần thiết. Ngoài ra cũng nên tranh thủ các cuộc đối thoại, đàm phán song phương như đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam – EU trong thời gian tới để đưa ra những ý kiến bình luận của mình đối với những thay đổi nói trên.
Kinh nghiệm “dắt lưng”
Đứng trước những khó khăn nói trên, nếu không may, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị kiện, thì những kinh nghiệm ứng phó “dắt lưng” ra sao?
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, trong mọi vụ kiện, lý do chính để nguyên đơn đi kiện bao giờ cũng là hiện tượng lượng hàng nhập khẩu tăng mạnh và giá xuất khẩu rẻ. Vì vậy, để tránh bị kiện, ngành sản xuất xuất khẩu cần có sự thống nhất với các doanh nghiệp thành viên để có chiến lược chung trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Theo ông Huỳnh, với một thị trường đầy tiềm năng như EU thì bất kỳ một thay đổi nào trong quy định liên quan đến xuất khẩu ở EU đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam.
TS. Nguyễn Thị Thu Trang - Hội đồng tư vấn về các biện pháp Phòng vệ thương mại (VCCI) khuyến cáo các doanh nghiệp rằng: Về mặt lợi ích kinh tế theo ngành, Liên minh châu Âu là một tập hợp không đồng nhất. Dễ nhận thấy nhất là những nhóm lợi ích đối nghịch nhau giữa các nước có năng lực sản xuất khác nhau liên quan đến sản phẩm bị kiện.
Ngoài ra, tiếng nói của các lực lượng khác (các ngành sản xuất cuối nguồn, người tiêu dùng…) cũng rất mạnh mẽ, đặc biệt khi theo pháp luật Ủy ban châu Âu buộc phải tính đến các nhóm này khi ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội liên quan cần tận dụng triệt để yếu tố này để cố gắng “phân hóa” lực lượng của phía EU càng nhiều càng tốt, khi đó tiếng nói ủng hộ Việt Nam có thể tăng lên, đặc biệt từ nhóm có cùng lợi ích với Việt Nam hoặc có tư tưởng ủng hộ tự do thương mại, và cơ hội để thoát khỏi vụ điều tra (điều tra ban đầu hoặc điều tra rà soát) cũng gia tăng tương ứng.
Theo ông Pieter Jan Kuijper, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ban thư ký WTO, Nguyên Vụ trưởng Vụ đối ngoại và thương mại quốc tế, Ủy ban Châu Âu, để tránh được các vụ kiện, doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát sao những diễn biến mới từ phía Liên minh châu Âu và có thể thông qua hiệp hội của họ để có thêm thông tin và chủ động đối phó kịp thời.
Ông Pieter Jan Kuijper đưa ra lời khuyên: "Để ứng phó với diễn biến mới, các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ các quy định đó nếu như các quy định đó là công bằng và chúng ta cố gắng không vi phạm để không bị ảnh hưởng. Trong trường hợp các quy định này được ban hành nhưng áp dụng không đúng hoặc trái với quy định của WTO chúng ta hãy xem xét và khởi kiện ra WTO. Nhưng để làm được điều đó các doanh nghiệp phải có sự ủng hộ, phối hợp của Chính phủ Việt Nam".
Trong trường hợp đã bị khởi kiện, các doanh nghiệp Việt Nam nên có đầy đủ sổ sách ghi chép rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, các loại giấy tờ tài chính kế toán, vì đó sẽ là những bằng chứng quan trọng giúp doanh nghiệp kháng kiện. Tiếp đó là cần phối hợp chặt chẽ với hiệp hội trong nước và nhà nhập khẩu ở nước sở tại để có cách hành xử phù hợp.
Cụ thể, doanh nghiệp phải “tự giới thiệu mình” trước cơ quan điều tra và tích cực tham gia vào quá trình điều tra. Sự “hợp tác” này của doanh nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực, vật lực rất lớn. Đổi lại, những doanh nghiệp “hợp tác” sẽ có thể giảm thiểu thiệt hại trong các vụ việc. Vì vậy, các doanh nghiệp nếu có lý do chính đáng không thể thực hiện một hoạt động nào đó đúng thời hạn thì cần có văn bản xin phép gia hạn cho cơ quan điều tra trong đó trình bày rõ lý do khiến doanh nghiệp không thể tuân thủ thời hạn này.
Đặc biệt quan trọng là phải tuân thủ Hệ thống kế toán phù hợp; khi khiếu kiện xảy ra nên lựa chọn luật sư tốt; chuẩn bị nguồn lực tốt cho việc kháng kiện. Thêm nữa, trong vụ việc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Hiệp hội đóng vai trò là chủ thể chính trong các hoạt động chứng minh liên quan đến các vấn đề chung của toàn ngành như: Lựa chọn bị đơn bắt buộc; Lựa chọn nước thay thế; Thủ tục điều tra về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả của ITC; Chứng minh các điều kiện để được hưởng quy chế nền kinh tế thị trường; Các vấn đề chung cần thiết khác (ví dụ chứng minh các yếu tố đặc trưng trong sản xuất của ngành (trong phân biệt với quy trình sản xuất của EU).
Đơn cử, hệ thống kế toán như thế nào là phù hợp? Trong điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp, các ghi chép, chứng từ sổ sách kế toán, tài chính của doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là dữ liệu có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả cuộc điều tra (mà chủ yếu là biên độ phá giá tính toán cho bị đơn). Cụ thể, những thông tin mà doanh nghiệp bị đơn cung cấp cho cơ quan điều tra có được sử dụng làm căn cứ để tính toán hay không phụ thuộc vào việc thông tin đó có dựa trên những bằng chứng được chấp nhận hay không. Và vì thế, để bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình, doanh nghiệp xuất khẩu bị đơn cần đảm bảo duy trì và lưu trữ sổ sách chứng từ theo cách thức có thể chấp nhận được./.

 

 
Cao Văn Thái
Khu vui chơi giải trí Thái HD
Sinh nhật: 08/03/1976
Trần Minh Nguyệt
Công ty CP thời trang Minh Nguyệt
Sinh nhật: 08/03/1964
Vũ Xuân Hùng
GP.Bank Trần Hưng Đạo Hà Nội
Sinh nhật: 30/03/1973
Tăng Bá Bay
Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương
Sinh nhật: 27/03/1980
Nguyễn Văn An
Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA
Sinh nhật: 11/03/1976
Nguyễn Xuân Thuỷ
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh
Sinh nhật: 14/03/1954
Phạm Minh Tuấn
Công ty TNHH Thương mại Chí Linh
Sinh nhật: 30/03/1957
Đào Thị Đầm
Công ty TNHH TM và Vận tải Trường Thành
Sinh nhật: 04/03/1964
Khúc Hiệp Phương
Công ty cổ phần Việt Hương
Sinh nhật: 30/03/1975
Hoàng Văn Thịnh
Công ty TNHH MTV Thịnh Hoàng Gia
Sinh nhật: 19/03/1975
Phạm Đức Luận
Công ty CP thức ăn chăn nuôi Vina
Sinh nhật: 13/03/1978
Nguyễn Thùy Trang
DNTN Sản xuất và Thương mại Văn Long
Sinh nhật: 25/03/1993
NGUYỄN HỒNG THÁI
Công ty TNHH Quảng Lợi
Sinh nhật: 20/03/1969
Vũ Thạch Huấn
Công ty TNHH MTV TMDV Anh Huy
Sinh nhật: 04/03/1983
Phạm Văn Khánh
Công ty TNHH MTV lắp đặt XD Khánh Linh
Sinh nhật: 31/03/1980
Mai Văn Nghĩa
Công ty TNHH MTV TM Vận tải Nhật Hà
Sinh nhật: 28/03/1963
Hoàng Văn Trọng
Doanh nghiệp vàng bạc tư nhân Văn Trọng
Sinh nhật: 21/03/1969
Trần Đức Vượng
Công ty TNHH sản xuất và TMDV Trần Anh
Sinh nhật: 10/03/1965
Nguyễn Văn Thực
Chi nhánh bưu chính Viettel Hải Dương
Sinh nhật: 10/03/1988
Vũ Văn Dũng
Công ty cổ phần ETC
Sinh nhật: 10/03/1973
Doanh nhân tự sự Hàng Việt Nam
Đông Thành Đông May Minh Nguyệt MHB Bank MinhHai Plaza Nội Thất Hoài Giang Ngân hàng Quân Đội Ngân hàng Đại Dương Nhà Việt Oto Hải Dương Maritimebank Hải Dương MaiLinh Hải Dương Hỏi - Đáp Hồng Hà Chí Linh Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Hội nghị phổ biến Pháp luật Hợp Thành In Đức Minh Luật Khai Phong PGBanhk Chi nhánh Hải dương Quà tặng Thành Đông Tiên Hoàng TienTrung Trung tâm thương mại Gia Lộc Tuấn Tài Viettel Chi nhánh Hải Dương Viettienson Gruop Viettinbank Chi nhánh Hải Dương Đ/c Vũ Văn Ninh Thạch Rau Câu Bình Dung Tỉnh đoàn Hải Dương Sao Mai Hải Dương Siêu thị nội thất Xuân Doãn Siêu Thị Tân Tiến Siêu thị điện máy Thái Sơn SNB Tacxi tải 844.844 Tân Thành Công Tập Đoàn Âu Việt Hàng Việt Nam GP.Bank Giaibongda Công ty CP TM và DV Phú Hưng Công ty CP Sông Đà Cao Cường Công ty CP Nhựa và Môi trường xanh An Phát Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty cổ phần Việt Hương Công ty Cổ phần Lilama 69.3 Bánh đậu Xanh Việt Hương Bánh Đậu xanh Quê Hương Banner-img ANH HUY Agribank Hải Dương 20 Năm DNT Việt Nam Công ty Cổ phần Kỳ Tam Anh Công ty CP xây dựngTrường Linh Công ty CP Xuất nhập khẩu Xuân Lộc Công ty CP Đồng Tâm Miền Bắc Gạch CHịu Lửa Facebook Hội DNT Hải Dương Doanhnghieptieubieu Doanh nhân tự sự Doanh nghiệp Minh Anh DaiHoiIv Cuong Mobile CTy TNHH Thuong mai va Dulich Nam Viet Cuong Cty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng Day Công ty TNHH Minh Hải Công ty TNHH Tân Thành Công Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty TNHH Đức Trường Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Vina Công ty VIP Việt Nam Agribank Hải Dương May Minh Nguyệt ANH HUY Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty VIP Việt Nam In Đức Minh Thạch Rau Câu Bình Dung