PHÁT TRIỂN HỘI VIÊN Thứ 4, 02/05/2012 8:10 GMT+7

Lãi suất và tái cấu trúc

(DĐDN) Theo nhiều chuyên gia nhìn ở góc độ sâu xa hơn, hạ lãi suất ngột sẽ làm tăng rủi ro cho nền kinh tế VN trong ngắn hạn, làm suy yếu thị trường ngoại hối, tăng áp lực mới lên tiền đồng. DĐDN xin trích ý kiến các các chuyên gia kinh tế, DN cùng bàn luận về vấn đề này.

- Có ý kiến cho rằng, nên giữ nguyên mặt bằng lãi suất, vì trong bối cảnh nền kinh tế VN hiện nay vì  việc hạ lãi suất quá nhanh quá đột ngột làm tăng  rủi ro cho nền kinh tế. Còn quan điểm của các ông ?

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Chuyên gia phát triển kinh tế UNDP:

Theo tôi, trong giai đoạn mang tính bước ngoặt như thế này, Chính phủ phải chấp nhận đau đớn, để chia nhỏ và tái cấu trúc các tập đoàn nhà nước. Thay vào đó, chỉ thấy những giải pháp pháp tạm thời về chủ trương giảm lãi suất của NHNN.

Trong bối cảnh nền kinh tế VN hiện nay, theo tôi nên giữ nguyên mặt bằng lãi suất.

Ông Nguyễn Đình Hùng -Chuyên viên tư vấn tài chính KPMG:

Thật sự khi NHNN cắt giảm lãi suất, tôi cũng rất bất ngờ vì thực tế tuy CPI có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Chính sách tiền tệ có độ trễ 6 tháng, hạ lãi suất quý I thì quý III và quý IV nguy cơ lạm phát cao trở lại là rất lớn.

79.000 DN  giải thể năm 2011 là những DN yếu kém, GDP năm 2011 vẫn tăng 5,8% vì vậy lẽ ra NHNN nên tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ, giữ nguyên mặt bằng lãi suất để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

Ông Dominic Mellor - Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB:

Theo tôi, điều quan trọng là các nhà làm chính sách của VN không nên tính dựa trên lạm phát ngày hôm nay mà là dự báo lạm phát trong tương lai. Lãi suất hạ về 11-12%/năm là hợp lý nhưng phải trong điều kiện lạm phát năm nay ở mức 1 con số. Ngược lại, nếu tình hình tồi tệ hơn, lạm phát vẫn ở mức 2 con số như năm 2011, thì lãi suất phải được nâng lên để đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền.

- Vậy theo các ông, điều kiện cần là gì khi điều kiện đủ là lãi suất giảm ?

Ông Nguyễn Ngọc Minh  

Việc NHNN hạ lãi suất phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, nếu không chính sách này sẽ làm chậm lại quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Theo tôi, Chính phủ VN nên tranh thủ giai đoạn này để đẩy lãi suất tín dụng lên cao để thực hiện các chương trình đổi mới, tái cấu trúc nền kinh tế. Một Chính phủ kiên định đổi mới sẽ đặt các DN vào tình huống “phải cải cách hay là chết”. Nhưng nếu Chính phủ yêu cầu NHNN phải hạ lãi suất trước khi các chương trình đổi mới, tái cấu trúc kết thúc thì công cuộc đổi mới nền kinh tế sẽ khó có thể thành công. Năng suất của nền kinh tế sẽ hầu như không được cải thiện. Những DN yếu kém tiếp tục tồn tại và “ngốn” vốn của nền kinh tế.

Ông Dominic Mellor

Nếu như các quá trình tái cấu trúc nền kinh tế bị đình trệ thì VN sẽ khó có thể có được mức tăng trưởng cao trong những năm tới. Với mức tăng trưởng chỉ khoảng 5,5 - 6%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng cung tiền (M2) và tăng trưởng tín dụng  vẫn ở mức 15-17% thì mức lạm phát của nền kinh tế VN sẽ vẫn quanh quẩn ở mức xấp xỉ 10% chứ khó có thể giảm được xuống mức 5% và thấp hơn như hầu hết những nước có môi trường kinh tế vĩ mô ổn định có thể duy trì.

Ông Nguyễn Đình Hùng

Theo tôi, NHNN nên kiến nghị với Chính phủ rằng động thái hạ lãi suất tiếp theo sẽ tùy thuộc vào tốc độ thực hiện các chương trình tái cấu trúc nền kinh tế. Nếu quá trình tái cấu trúc diễn ra chậm chạp thì NHNN sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao hiện tại. Đây không phải là sự gây khó cho nền kinh tế mà là sự thể hiện tính độc lập của NHNN với Chính phủ.

- Rõ  ràng, mỗi động thái chính sách bao giờ cũng hướng tới một mục tiêu nhưng luôn có những “tác dụng phụ”. Trong bối cảnh hiện nay, theo ông Chính phủ, NHNN phải làm gì?

Ông Nguyễn Ngọc Minh

 

Lãi suất hạ về 11-12%/năm là hợp lý nhưng phải trong điều kiện lạm phát năm nay ở mức 1 con số.

Chúng ta thường thấy, NHNN thay đổi lãi suất ở mức 100 - 200 điểm phần trăm trong mỗi lần tăng. Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay, NHNN cần phải điều chỉnh mức lãi suất thay đổi từ 20 - 25 điểm phần trăm thay đổi sẽ phù hợp hơn. Động thái này giúp mọi người hiểu rằng, NHNN không những quan tâm đến tình hình lạm phát mà còn rất cố gắng trong việc tham gia tái cấu trúc nền kinh tế.

 

Ông Dominic Mellor

Nên nới lỏng chính sách như thế nào, tôi nghĩ còn phụ thuộc lạm phát được kìm hãm và giao dịch ngoại hối, tăng trưởng kinh tế ra sao. Quan điểm của chúng tôi là Chính phủ cần duy trì lãi suất thực dương của người gửi tiền 1-2% là hợp lý đối với lãi suất ngân hàng. Chính phủ cũng cẩn thận trọng khi đưa ra quyết sách trong tương lai, nhất là việc hạ lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Ông Nguyễn Đình Hùng

Theo tôi, trong tình hình không mấy sáng sủa hiện nay, Chính phủ cũng như NHNN nên giữ nguyên mặt bằng lãi suất, để làm động lực tái cấu trúc nền kinh tế.

- Xin cảm ơn các ông !

Phương Hà 

 

 
Minh Hải Plaza Siêu thị nội thất Xuân Thỏ Công ty cổ phần VTC Group Công ty cổ phần thang máy Gia Huy Công ty cổ phần bất động sản THP Công ty TNHH MTV Đông Thành Đông Công ty cổ phần Việt Hương Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 899 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Xuyên Việt Công ty cổ phần Đức Việt 568 Công ty TNHH MTV âm nhạc Sao Mai Công ty TNHH MTV Thương mại - Vận tải Nhật Hà Công ty TNHH Tiến Trung Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế CNC Công ty cổ phần Hải Thành