MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Thứ 3, 17/05/2011 8:35 GMT+7

Ngân hàng cần chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp

Ngân hàng và DN là hai khối cùng đồng hành tồn tại. Ngân hàng cần chia sẽ lợi ích với DN trong giai đoạn khó khăn này. Đây là quan điểm của TS Nguyễn Thị Mùi – Hiệu trưởng Trường Đào tạo nhân lực ViettinBank. Theo TS Mùi, tỉ suất lợi nhuận của ngân hàng nên giảm xuống, đáng lẽ trước kia được 10 đồng lãi thì bây giờ chỉ nên lấy 3 – 5 đồng thôi.

Mặc dù, Nghị quyết 11 khẳng định cần ưu tiên vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng DN vẫn rất thiếu vốn. Theo bà, đâu là điểm bất hợp lý?

Cung và cầu vốn đang mất cân đối. Gần đây, các ngân hàng đang “kêu ca” nguồn tiền này giảm rất mạnh. Tại VietinBank, từ cuối tháng 4, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 19,07%. Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, lại tiếp tục giảm 5,77%.

Trong khi mức lãi suất trần huy đồng được NHNN khống chế ở 14%/năm. Cả người dân và DN đều cảm thấy tiền gửi ngân hàng không bảo toàn được vốn với mức lạm phát 4 tháng đầu năm đã lên tới gần 10%. Dự kiến chỉ số CPI tháng 5 vẫn ở mức khoảng 1,8%. Các ngân hàng phải đua nhau “xé rào” đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh để tìm vốn. Đầu vào đã khó đầu ra cũng bất lợi cho các DN này. Theo quy định, dự nợ tín dụng bị kiềm chế tăng dưới 20%. Các ngân hàng phải lựa chọn khách hàng thật khả thi mới cho vay vốn.

-Vậy theo bà cần phải có những giải pháp gì để giúp DNVVN thoát khỏi cảnh đói vốn hiện nay?

Tất cả các bên đều cùng phải vào cuộc để có những giải pháp tổng thể giải quyết khó khăn cho DNVVN nói riêng và lĩnh vực sản xuất kinh doanh nói chung. Đứng trước khó khăn chung, DN nên thu hẹp đầu tư một cách hợp lý. Vòng quay vốn cũng cần phải đẩy nhanh hơn, sao cho các đồng vốn được sử dụng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, để đa dạng hoá các kênh huy động vốn và tăng khả năng tìm kiếm vốn, các DN cần công khai minh bạch hệ thống thông tin, sổ sách tài chính. Điều này không chỉ giúp huy động vốn mà còn là cơ sở để DN phát triển khoẻ mạnh và bền vững.

Đối với khu vực ngân hàng, cắt giảm chi phí và chia sẻ lợi nhuận là điều tối cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Ngân hàng cần tích cực trong việc tìm các nguồn vốn rẻ hơn, tái chiết khấu, tái cấp vốn... Các ngân hàng nên hạ tỉ suất lợi nhuận xuống. DN có sống được thì ngân hàng mới sống được. Đồng thời, các ngân hàng cũng cần tìm tiếng nói chung, đồng thuận trong việc chia sẻ khó khăn với DN.

Để lãi suất dịu đi và chảy đúng vào khu vực sản xuất, Chính phủ cũng cần đưa ra những giải pháp mang tính tổng thể. Kết hợp cả biện pháp hành chính lẫn kinh tế linh hoạt. Các chính sách cũng cần tiên lượng và định liệu được một mức lãi suất ổn định cho sản xuất. Lãi suất trần không hợp lý sẽ khiến các ngân hàng xé rào, hạch toán thiếu trung thực. Chỉ có một mức lãi suất phù hợp với thị trường thì mới có thể áp dụng những biện pháp hành chính nghiêm ngặt như rút giấy phép hoặc phạt nặng ngân hàng huy động, cho vay vượt trần. Bên cạnh đó, các công cụ như thuế luỹ tiến với các hoạt động phi sản xuất như bất động sản cũng cần được sử dụng thật hiệu quả. Một mức lãi suất vừa phải, ổn định và những chính sách tổng thể sẽ định hướng dòng vốn đến với sản xuất.

- Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc kiềm chế tín dụng tăng dưới 20% cũng không nên áp dụng đối với tất cả các ngân hàng, quan điểm của bà thế nào về vấn đề này ?

Kiềm chế tín dụng tăng dưới 20% cũng nên linh hoạt. Nhiều ngân hàng có hệ số an toàn cao, cho vay sản xuất có thể tới 90%. Nếu áp dụng kiềm chế đồng loạt dưới 20% là không công bằng và lãng phí. Theo tôi, Chính phủ và NHNN cần rà soát lại và đưa ra mức kiềm chế tín dụng hợp lý hơn đối với những ngân hàng cho vay sản xuất là chủ yếu. Điều này có lợi cho phát triển sản xuất.

- Xin cảm ơn bà !

Bá Tú thực hiện

 
Minh Hải Plaza Siêu thị nội thất Xuân Thỏ Công ty cổ phần VTC Group Công ty cổ phần thang máy Gia Huy Công ty cổ phần bất động sản THP Công ty TNHH MTV Đông Thành Đông Công ty cổ phần Việt Hương Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 899 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Xuyên Việt Công ty cổ phần Đức Việt 568 Công ty TNHH MTV âm nhạc Sao Mai Công ty TNHH MTV Thương mại - Vận tải Nhật Hà Công ty TNHH Tiến Trung Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế CNC Công ty cổ phần Hải Thành