PHÁT TRIỂN HỘI VIÊN Thứ 2, 23/05/2016 1:05 GMT+7

Nụ cười có thể là tài sản để góp vốn vào doanh nghiệp

Theo thông tin chúng tôi được biết, trên thế giới có một số nước đã công nhận việc góp vốn "bằng nụ cười", đó được gọi là "nhân hiệu", nó cũng tương đương như nhãn hiệu của Việt Nam.

Theo thông tin chúng tôi được biết (nêu tại Dự thảo Báo cáo rà soát văn bản Pháp luật – Luật Doanh nghiệp năm 2005 do VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ đang thực hiện) là trên thế giới có một số nước đã công nhận việc góp vốn "bằng nụ cười", đó được gọi là "nhân hiệu", nó cũng tương đương như nhãn hiệu của Việt Nam. Thông tin như vậy để quý vị, nhất là quý vị hay cười và có nụ cười ... tươi rói có thể tin tưởng rằng nụ cười của mình cũng là một tài sản, thậm chí là một tài sản quý và đắt giá. Ông bà mình chẳng dạy “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” hay “Không ai giàu có mà thiếu nụ cười, người nghèo khổ sẽ trở nên giàu có hơn nhờ nụ cười” .v.v. là gì

Vậy, nhà đầu tư có thể góp vốn và doanh nghiệp bằng tài sản gì ? Xin được khẳng định là nhà đầu tư có thể dùng bất cứ tài sản có giá trị nào thuộc sở hữu của mình để góp vốn vào công ty. Khoản 4, điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Nhằm làm rõ việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, Điều 5 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn: Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Khoản 1, điều 30 Luật Doanh nghiệp quy định: Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Tuy nhiên, việc định giá những giá trị tài sản vô hình (như nụ cười, uy tín hay thương hiệu .v.v.) là rất khó khăn, căn cứ để định giá, ai sẽ là người định giá và ai là người chấp nhận giá đó, giá đó sẽ tồn tại trong bao lâu .v.v.??? Điều này lý giải tại sao cũng là tài sản nhưng các tài sản vô hình luôn gặp khó trong việc định giá, góp vốn .v.v., bài học về việc Vinashin góp vốn bằng thương hiệu tại nhiều Công ty khác vẫn còn đó. Chính vì thế mà thật tiếc là “tài sản” quý giá là nụ cười có thể chưa được công nhận là tài sản góp vốn tại Việt Nam.

Như vậy, nếu tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, sau khi thống nhất về giá, các tài sản đó phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định tại điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về Chuyển quyền sở hữu tài sản như sau:

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản ......

c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty

2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, nhiều Công ty sau khi đăng ký kinh doanh đã không thực hiện đúng cam kết góp vốn, không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty, điều này đã gây khó khăn cho hoạt động của công ty, có thể gây tranh chấp trong nội bộ công ty mà ngay Tòa án cũng rất khó khăn khi phải ra phán quyết. Ví dụ: Ông A cam kết góp vốn bằng quyền sử dụng đất (đất có sổ đỏ chính chủ, được phép góp vốn hợp pháp) và căn nhà trên đất vào Công ty ABC, tuy nhiên Ông A và Công ty ABC đã không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu (từ ông A sang công ty ABC), vì vậy căn nhà và quyền sử dụng đất vẫn đứng tên ông A nhưng thực tế thì căn nhà và quyền sử dụng đất (dù ít hay nhiều ?) cũng đã là của Công ty ABC khi nó tham dự với tư cách là tài sản góp vốn để Công ty ABC hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó sinh lời (hoặc lỗ) ... Tương tự như vậy đối với các tài sản khác, nhất là tài sản có đăng ký như xe ô tô, tàu thủy .v.v., nhiều Công ty vẫn phải ký hợp đồng thuê tài sản của chủ sở hữu (chính công ty ấy) vì chủ sở hữu hoặc không góp vốn bằng tài sản đó vào công ty hoặc dù góp nhưng đã không làm thủ tục để chuyển quyền sở hữu tài sản cho Công ty.

Đứng trước tình hình này, Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Hải Dương đã phát miễn phí cho các doanh nghiệp tờ hướng dẫn một số nội dung doanh nghiệp phải thực hiện khi được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, (đồng thời đăng trên Web site của Sở và nhiều báo, tạp chí, bản tin khác .v.v.) trong đó ghi rõ quy định về góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn và nhiều nội dung hữu ích khác có liên quan. Để các tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật, “trong ấm, ngoài êm”, không phát sinh các tranh chấp nội bộ .v.v., từ đó hoàn thành mục tiêu là đạt hiệu quả, lợi nhuận cao nhất .v.v. kính đề nghị Quý doanh nghiệp quan tâm, triển khai thực hiện tốt, đầy đủ các quyền lợi cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của Pháp luật hiện hành./.

Lê Xuân Hiền - (Nguồn: http://skhdt.haiduong.gov.vn)

 
Minh Hải Plaza Siêu thị nội thất Xuân Thỏ Công ty cổ phần VTC Group Công ty cổ phần thang máy Gia Huy Công ty cổ phần bất động sản THP Công ty TNHH MTV Đông Thành Đông Công ty cổ phần Việt Hương Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 899 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Xuyên Việt Công ty cổ phần Đức Việt 568 Công ty TNHH MTV âm nhạc Sao Mai Công ty TNHH MTV Thương mại - Vận tải Nhật Hà Công ty TNHH Tiến Trung Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế CNC Công ty cổ phần Hải Thành