THƯ VIỆN THÔNG TIN Thứ 2, 23/04/2012 0:20 GMT+7

PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ ĐẦU TƯ VỚI VẤN ĐỀ HỘI NHẬP


Hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới, nhất là khi chúng ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Pháp luật của chúng ta, nhất là pháp luật kinh doanh cũng nên được xây dựng gần hơn với pháp luật của các nền kinh tế phát triển. ở phạm vi hẹp, chúng tôi chỉ phân tích nguyên tắc đối xử quốc gia trong pháp luật doanh nghiệp và đầu tư; mô hình các tổ chức kinh doanh và quyền thành lập, góp vốn vào công ty của tổ chức để thấy pháp luật doanh nghiệp và đầu tư Việt Nam còn có những điểm cần bàn trong quá trình hội nhập.

1. Pháp luật doanh nghiệp và đầu tư với nguyên tắc đối xử quốc gia

Nguyên tắc đối xử quốc gia (the national treatment principle) là một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ thương mại quốc tế của WTO. Cùng với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc(most-favoured nation), nguyên tắc đối xử quốc gia được WTO coi là một trong những nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ thương mại giữa các thành viên của tổ chức này nhằm thực hiện mục tiêu không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại (trade without discrimination)[1]. Nguyên tắc đối xử quốc gia được cho là có nguồn gốc từ các thỏa thuận giữa các lãnh địa thành phố ở Italia từ thế kỷ thứ XI, rồi từ khi Thỏa thuận chung về Thuế quan và thương mại (the General Agreement on Tariffs and Trade GATT) ra đời, thì nguyên tắc đối xử quốc gia là một nguyên tắc quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bảo hộ hay phân biệt đối xử[2]. Theo WTO, nguyên tắc này đòi hỏi sự đối xử của quốc gia đối với người nước ngoài và người trong nước bình đẳng như nhau (treating foreigners and locals equally), có nghĩa là đối xử với người nước khác như chính người dân nước mình (giving others the same treatment as ones own nationals). Hàng hóa trong nước và hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài (ít nhất là khi đã vào thị trường nội địa), các dịch vụ, thương hiệu, bản quyền hay sáng chế từ nước ngoài cần được đối xử bình đẳng như của trong nuớc[3].

Hội nhập buộc chúng ta phải từ bỏ sự bảo hộ và phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, mặc dù biết rằng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Dưới sức ép và nhu cầu hội nhập, xu hướng làm luật của những nền kinh tế đang phát triển hay đang chuyển đổi như Việt Nam cũng là sự xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, cải cách mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp nhà nước. Các nước tư bản phát triển từ lâu đã xây dựng luật về chủ thể kinh doanh (law on business entities) điều chỉnh các hình thức tổ chức kinh doanh (business form) chứ không phải theo hình thức sở hữu như chúng ta đã từng có.

Nguyên tắc đối xử quốc gia đã được thể hiện khá rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp 2005, nhưng còn những điểm chưa hợp lý trong Luật Đầu tư 2005. Về phạm vi áp dụng, Luật Doanh nghiệp 2005 áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp mà trước đây thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật khác nhau. Luật Doanh nghiệp 2005 đã buộc các công ty nhà nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 phải chuyển đổi sang các mô hình doanh nghiệp quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005 dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH[4]. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng được chuyển hóa theo mô hình công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005[5]. Bằng các quy định này, Luật Doanh nghiệp 2005 đã thành công, ít nhất là trên phương diện lý thuyết, trong việc tạo ra một mặt bằng pháp lý thống nhất, không có sự phân biệt đối xử cho các mô hình tổ chức kinh doanh thuộc hình thức sở hữu khác nhau. Doanh nghiệp thành lập bởi các nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước sẽ được điều chỉnh bằng các quy tắc pháp lý chung, bao gồm cả thủ tục rút lui khỏi thị trường, cấu trúc quản trị công ty… theo các hình thức tổ chức kinh doanh mà không phân biệt hình thức sở hữu vốn của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo Luật Đầu tư 2005, các tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam để thành lập doanh nghiệp sẽ phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra đầu tư với hồ sơ phức tạp trong khi các nhà đầu tư nội địa không phải làm việc này[6]. Nói một cách khác, thủ tục gia nhập thị trường của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vẫn có sự khác nhau đáng kể. Theo quy định hiện hành, thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của họ. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn không quá 49% vốn điều lệ thì thủ tục thành lập công ty được áp dụng như các doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn trên 49% thì quy trình thành lập phải theo pháp luật đầu tư, tức là phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư hay thẩm tra đầu tư. Có lẽ, các nhà làm luật cho rằng sự phân định tỷ lệ vốn góp như trên là dựa trên nguyên tắc biểu quyết quá bán để đảm bảo rằng các nhà đầu tư nội địa sẽ có khả năng kiểm soát, chi phối công ty trong việc ra các quyết định. Thực ra, việc kiểm soát công ty có thể thực hiện bằng nhiều cách, chứ không phải luôn luôn bị chi phối bởi tỷ lệ vốn sở hữu. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể đạo diễn để tổ chức, cá nhân Việt Nam đứng vai trò chân gỗ trong việc thành lập công ty, rồi sau đó làm thủ tục chuyển nhượng lại phần vốn đó cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc này có thể làm cho quy định khác nhau về thủ tục gia nhập thị trường sẽ trở lên vô hiệu.

Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2005 không có sự phân biệt thủ tục gia nhập thị trường của các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài, nhưng tiếc thay, Luật Đầu tư 2005 đã không đi theo hướng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp mà lại tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài trong việc gia nhập thị trường. Những quy định đó cũng không phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về việc đảm bảo quyền thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư đến từ các thành viên WTO như các nhà đầu tư Việt Nam. Sau 9 tháng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 139/2007/NĐ-CP có chứa đựng vài quy định chung chung trên nguyên tắc đối xử quốc gia về việc thực hiện cam kết WTO trong việc thành lập doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nền kinh tế là thành viên WTO và những điều luật phân định rõ về thủ tục thành lập doanh nghiệp khác nhau của các dự án đầu tư. Theo Nghị định này, trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác về hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ cấu sở hữu và quyền tự chủ kinh doanh, thì áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó. Trong trường hợp này, nếu các cam kết song phương có nội dung khác với cam kết đa phương thì áp dụng theo nội dung cam kết thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư[7]. Song, những quy định này mang tính chất như những tuyên ngôn, mà thiếu tính áp dụng thực tiễn trong bối cảnh các công chức đang làm việc trong các cơ quan công quyền có liên quan không thể hiểu và biết rõ các cam kết song phương và đa phương của Việt Nam trong việc áp dụng pháp luật khi mà chúng ta đã là thành viên WTO hơn một năm nay. Không thể đẩy cái khó này cho các công chức làm việc tại cơ quan đầu tư và đăng ký kinh doanh, cũng như các nhà đầu tư để xác định xem họ cần phải được đối xử và áp dụng luật như thế nào. Sự thiếu vắng các quy định chi tiết về vấn đề này có thể làm mệt mỏi các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đòi hỏi các giới chức Việt Nam áp dụng các cam kết WTO, từ đó làm giảm uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Vì thế, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, Nhà nước cần phải quy định, hướng dẫn rõ ràng về vần đề này.

2. Về các mô hình tổ chức kinh doanh

Cuộc cải cách pháp luật về chủ thể kinh doanh gần đây đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng các mô hình tổ chức kinh doanh có nhiều sự tương đồng với pháp luật ở các nước phương tây. Nói một cách khái quát, trên thế giới có bốn mô hình kinh doanh cơ bản, phổ biến nhất là cơ sở kinh doanh một chủ (sole proprietorship hay sole trader), hợp danh (partnership), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), và công ty cổ phần – mà từ đó có thể có các hình thức mang tính lai tạp, pha trộn.

2.1. Cơ sở kinh doanh một chủ (sole proprietorship hay sole trader) là hình thức kinh doanh mà người chủ cũng đồng thời là người quản lý – điều hành cơ sở kinh doanh trên danh nghĩa của chính họ, không có sự phân tách về quyền sở hữu tài sản của người chủ và cơ sở kinh doanh; bên cạnh đó, người chủ thường có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Khác với các công ty, cơ sở kinh doanh một chủ không có tư cách pháp nhân, quy mô của nó thường nhỏ, mang tính gia đình, có thể thuê lao động và thông thường, pháp luật không buộc họ phải đăng ký kinh doanh (ví dụ ở Australia). Mô hình này tương đối giống với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân (DNTT) của Việt Nam. Nhưng, các chủ thể kinh doanh này ở nước ta đều phải đăng ký kinh doanh và đối với DNTT thì nghĩa vụ nộp thuế là trên danh nghĩa của doanh nghiệp chứ không phải cá nhân. Việc pháp luật nước ta điều chỉnh riêng rẽ giữa hộ kinh doanh và DNTN theo pháp luật hiện hành có vẻ thiếu tính hợp lý. Điều đó có thể thấy qua việc đưa ra các tiêu chí để xác định thế nào là hộ kinh doanh để phân biệt nó với các doanh nghiệp. Với tiêu chí về số lao động thường xuyên không quá mười người và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm[8], ý tưởng của các nhà làm luật đã bộc lộ là hộ kinh doanh cá thể thì phải và chỉ được có quy mô kinh doanh nhỏ. Khi mà cơ sở kinh doanh có quy mô kinh doanh lớn hơn thì chúng bắt buộc phải đăng ký theo hình thức của doanh nghiệp. Đã có những nhầm lẫn cho rằng hộ kinh doanh thì có quy mô kinh doanh nhỏ hơn các công ty và DNTN.

Song, việc đưa ra hai tiêu chí về địa điểm kinh doanh và số lao động thường xuyên không thể xác định đúng quy mô kinh doanh của nó; số nhân công hay số địa điểm kinh doanh không thể giúp chúng ta xác định chắc chắn về quy mô kinh doanh của một chủ thể kinh doanh nào đó. Ai cũng biết rằng, số lao động của một cơ sở kinh doanh sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và quy mô đầu tư kinh doanh. Chẳng hạn, 12 lao động trong một quán ăn thì khác với 12 lao động của một cơ sở sản xuất sử dụng nhiều thiết bị công nghệ hiện đại. Khi mà Luật Doanh nghiệp 2005 không có quy định về vốn pháp định như là một điều kiện để thành lập doanh nghiệp như Luật Công ty 1990Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 hay luật doanh nghiệp của một số nước châu Âu thì, về lý thuyết, người ta có thể thành lập DNTN hay công ty TNHH một thành viên của cá nhân với bất kỳ số vốn đăng ký nào, ví dụ chỉ có 5 triệu đồng, và có thể có quy mô kinh doanh nhỏ hơn nhiều so với hộ kinh doanh lớn mà chúng ta vẫn thấy ở các thành phố lớn. Trong khi DNTN và nhiều hộ kinh doanh đều là cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của một cá nhân, không có sự phân tách quyền sở hữu tài sản, nó không phải là pháp nhân, đều chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh thì sự phân biệt hai hình thức kinh doanh này trở nên không cần thiết. Trên thực tế, sự khác nhau về chế độ thuế có lẽ là lý do cơ bản cho sự lựa chọn giữa hai loại chủ thể kinh doanh này. Tuy nhiên, đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ (kể cả công ty) thì sự đơn giản hóa về chế độ kế toán, thống kê, giảm nghĩa vụ báo cáo cần được pháp luật chấp nhận. Ví dụ ở Australia, các công ty TNHH loại nhỏ (small proprietary company) được miễn trừ nhiều nghĩa vụ liên quan đến báo cáo, thống kê, kiểm toán so với các công ty khác[9].

2.2. ở nhiều nước, người ta phân biệt rõ ràng hợp danh (partnership) với công ty (company, incorporation, hoặc corporation), và hợp danh không được xem là một loại công ty. Còn chúng ta thì vẫn gọi nó là công ty. Song, cho dù gọi nó thế nào, theo chúng tôi, cũng không quá quan trọng. Hợp danh được hiểu là sự hợp tác kinh doanh chung giữa các nhà đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận trên cơ sở hợp đồng hợp danh (partnership agreement). ở rất nhiều nước, ví dụ Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc thì hợp danh có hai loại là hợp danh thông thường (general partnership hay gòmei -kaisha ở Nhật Bản) và hợp danh hữu hạn (limited partnership hay gòshi -kaisha ở Nhật Bản)[10]. Hợp danh hữu hạn thường phải đăng ký kinh doanh, còn hợp danh thông thường thì có thể không cần phải đăng ký (ví dụ các hợp danh ở Australia thường không cần làm thủ tục thành lập). Hợp danh thông thường là hợp danh mà chỉ có một loại thành viên (partners), tất cả đều chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của hợp danh, tất cả thành viên đều tham gia điều hành kinh doanh. Hợp danh hữu hạn thì có hai loại thành viên: (1) các thành viên chỉ góp vốn để lấy lời và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào hợp danh, nhưng không được tham gia quản lý – điều hành (limited partner); và (2) thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và có quyền quản lý điều hành kinh doanh (general partner). Vấn đề hợp danh có tư cách pháp nhân hay không đã được tranh luận khá nhiều và khác nhau trong pháp luật thực định của các quốc gia. ở Mỹ, một số tiểu bang đã coi hợp danh như là pháp nhân (separate legal entity), nhưng khác với quan niệm pháp nhân của các nước theo truyền thống luật lục địa, các thành viên hợp danh ở Mỹ vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của hơp danh[11]. Nhưng ngược lại, ở nhiều nước khác, kể cả những quốc gia theo truyền thống luật án lệ (Australia chẳng hạn), không coi hợp danh là pháp nhân.

Mô hình công ty hợp danh không có trong Luật Công ty 1990, nhưng đã xuất hiện trở lại sau mấy thập kỷ vắng bóng trong Luật Doanh nghiệp 1999 (chỉ với vẻn vẹn 4 điều luật riêng rẽ) sau những tranh luận gay gắt cả bên trong và bên ngoài nghị trường Quốc hội, và được khẳng định rõ ràng hơn trong Luật Doanh nghiệp 2005. Song, Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 chưa có sự phân tách rõ ràng giữa hai loại hợp danh và cũng không có các quy định giới hạn số lượng thành viên tối đa thành viên, nhất là thành viên hợp danh, như một số nước phương tây[12]. Nếu như trong Luật Doanh nghiệp 1999, công ty hợp danh được coi là tổ chức kinh tế độc lập, có tên riêng, có vốn điều lệ, nhưng Luật lại không quy định rõ nó có là pháp nhân hay không – nếu theo các dạng chủ thể của Bộ luật Dân sự thì nó chẳng phải là cá nhân, cũng không phải là tổ hợp tác, hộ gia đình, hay pháp nhân, còn riêng Điều 130 của Luật Doanh nghiệp 2005 đã tuyên bố rõ rằng công ty hợp danh là pháp nhân.

Thế nhưng, Bộ luật Dân sự và truyền thống dân luật Việt Nam quan niệm rằng, pháp nhân thì phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, các thành viên của pháp nhân không thể và không phải chịu trách nhiệm tài sản thay pháp nhân thì các quy định hiện hành trong Luật Doanh nghiệp 2005 về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh làm không ít các nhà làm luật băn khoăn. Khác với các loại hình công ty TNHH và cổ phần, quy định về tài sản của công ty hợp danh theo Điều 132 Luật Doanh nghiệp 2005 đã thể hiện sự cố gắng của các nhà làm luật, nhưng đó vẫn là sự cố gắng nửa vời, nó chưa thể làm rõ tính độc lập về tài sản của hợp danh với tư cách là một pháp nhân theo truyền thống luật dân sự Việt Nam. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, công ty hợp danh là pháp nhân, có vốn điều lệ và các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình, nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty[13]. Quy định này không thống nhất với các quy định về pháp nhân trong Điều 93 Bộ luật Dân sự 2005, mà ở đó thành viên của pháp nhân không phải chịu trách nhiệm tài sản thay pháp nhân và pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Việc học tập mô hình công ty hợp danh là pháp nhân theo pháp luật một vài tiểu bang ở Mỹ – nơi mà nhiều giáo sư luật và thẩm phán Hoa Kỳ cũng không đồng tình – có lẽ là một sự lựa chọn thiếu khôn ngoan trong bối cảnh truyền thống dân luật Việt Nam về pháp nhân theo trường phái luật lục địa. Mô hình công ty hợp danh là pháp nhân với chế độ trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh có lẽ sẽ làm nhiều nhà đầu tư nước ngoài thấy băn khoăn, bởi những khác biệt với hợp danh mà họ biết ở đất nước của mình. Vì vậy, nếu thống kê về số lượng hay tỷ lệ công ty hợp danh trong tổng số các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách và các nhà làm luật sẽ thấy mô hình công ty hợp danh của chúng ta kém hấp dẫn tới mức nào. Cho đến nay, các công ty hợp danh chỉ chiếm khoảng 0,5% (năm phần ngàn) tổng số các công ty của Việt Nam, trong khi đó ở Mỹ, năm 1999, có tới 1, 7 triệu công ty hợp danh so với 4, 6 triệu công ty các loại[14].

2.3. Luật Doanh nghiệp 2005 thừa nhận công ty TNHH một thành viên của một cá nhân, có tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm hữu hạn sau nhiều tranh cãi là một quyết định đúng đắn của các nhà làm luật Việt Nam, bởi lẽ công ty TNHH của một cá nhân (one person/man company) đã được chấp nhận khá phổ biến trên thế giới như ở Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Đức, Pháp và các nước Châu Âu khác[15], cũng như thực tiễn công ty 100% vốn đầu tư của một cá nhân nhà đầu tư nước ngoài đã có từ nhiều năm nay. Song, cũng như luật năm 1999, Luật Doanh nghiệp 2005 đã phân tách hai loại công ty TNHH: một thành viên, và có hai đến 50 thành viên. Việc phân tách như thế không giống với cách làm thông thường trên thế giới. Thật khó mà tìm ra nước nào trên thế giới có mô hình pháp luật điều chỉnh hai loại công ty TNHH như vậy. Hơn nữa, cấu trúc quản trị của công ty TNHH một thành viên được chia thành hai mô hình cho chủ sở hữu là tổ chức và là cá nhân trong Luật Doanh nghiệp 2005 có những điểm chưa hợp lý. Trong công ty TNHH của một tổ chức, cấu trúc quản trị còn có mang nặng sự can thiệp của chủ sở hữu công ty, với mô hình quản trị kém thuyết phục dường như nó được thiết kế là để cho các công ty thuộc sở hữu nhà nước, chứ không phải cho các loại tổ chức làm chủ sở hữu nói chung.

3. Quyền thành lập và góp vốn vào công ty của tổ chức

Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 đều ghi nhận quyền thực hiện hoạt động đầu tư, quyền thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp của các nhà đầu tư là tổ chức hay cá nhân[16]. Tuy nhiên, trong cả hai đạo luật này, tổ chức là gì thì đều bị bỏ ngỏ, không được định nghĩa. Nếu như Luật Công ty 1990 quy định pháp nhân và cá nhân có quyền thành lập và góp vốn vào công ty, thì Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 đã đi xa hơn khi thay từ pháp nhân bằng tổ chức. Song, việc thực thi cả hai đạo luật này đã đưa đến cho các luật gia, công chức nhà nước và giới đầu tư kinh doanh một câu hỏi tưởng như rất giản đơn mà lại khó trả lời: thế nào là một tổ chức? Bộ luật Dân sự 2005 chỉ đưa ra các dấu hiệu để xác định một tổ chức có tư cách pháp nhân chứ không xác định thế nào là một tổ chức[17]. Việc sử dụng từ điển tiếng Việt cũng chẳng giúp chúng ta được hơn gì khi xác định trên thực tế thế nào là tổ chức và tổ chức có quyền thành lập hay góp vốn vào công ty hay không. Ví dụ, một số người cho rằng, doanh nghiệp tư nhân cũng là một tổ chức kinh tế, vậy, nó có là chủ thể của quyền thành lập và góp vốn vào công ty hay không. Câu trả lời thật đa dạng bởi sự thiếu chặt chẽ của pháp luật thực định.

Trong Nghị định 139/2007/NĐ-CP, Chính phủ quy định rằng tổ chức có tư cách pháp nhân mới có quyền thành lập và góp vốn vào công ty[18]. Vậy, quy định này có thu hẹp khái niệm hay không? Có làm hạn chế quyền thành lập, góp vốn vào công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 hay không cũng là một câu hỏi phải trả lời. Thứ nhất, trong khi Tòa án nhân dân vẫn chưa có thẩm quyền giải thích chính thức các đạo luật, thì ủy ban thường vụ Quốc hội, theo Hiến pháp, là cơ quan phải làm việc này chứ không phải Chính phủ quy định bằng một Nghị định như thế[19]. Thứ hai, chúng ta biết rằng, mọi pháp nhân là tổ chức, nhưng có nhiều tổ chức không phải là pháp nhân. Khái niệm pháp nhân hẹp hơn khái niệm tổ chức. Như vậy, Chính phủ đã thu hẹp khái niệm và hạn chế quyền đầu tư thành lập, góp vốn vào công ty theo như quy định tại Luật Đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005. Những việc như vậy không thấy ở các nước phương tây phát triển và nguyên tắc một nhà nước pháp quyền.

Tóm lại, để góp phần cho đổi mới và hội nhập, pháp luật doanh nghiệp và đầu tư của Việt Nam trong công cuộc cải cách gần đây đã thể hiện nguyên tắc đối xử quốc gia, quy định về các mô hình tổ chức kinh doanh phổ biến ở các nền kinh tế phương tây, ghi nhận quyền thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp. Nhưng vẫn còn đó những bất cập và hạn chế mà chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thi?

Chú thích:

[1] Xem thêm chi tiết tại website của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization WTO);

tại http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/fact2_e.htm.

[2] Xem Michael J. Trebilcock, The National Treatment Principle in International Trade Law, American Law & Economics Annual Association Meeting, 2003.

[3] Những nội dung này có thể xem tại website của WTO, nguồn đã dẫn. Nguyên tắc đối xử quốc gia cũng đã được khẳng định trong ba thỏa thuận quan trọng hàng đầu của WTO là Thỏa thuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) (Đ. 3), Thỏa thuận chung về Thương mại dịch vụ (GATS) (Đ.17) và Thỏa thuận về Các khía cạnh thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) (Đ.3), xem thêm Michael J. Trebilcock, Sđd.

[4] Xem Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2005.

[5] Xem Điều 170 của Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 101/2006/NĐ -CP.

[6] Xem thêm Điều 46, 47 Luật Đầu tư 2005.

[7] Xem Khoản 2, Điều 3.

[8] Điều 36, NĐ 88/2006/NĐ -CP; xem thêm Khoản 4, Đ 170 Luật Doanh nghiệp 2005.

[9] Ví dụ, xem Điều 292(1) Đạo luật công ty Australia 2001 (the Corporations Act 2001).

[10] Xem thêm Roman Tomasic (chủ biên), Company law in East Asia, Nxb. Ashgate và Dartmouth, tại UK, 1999, tr. 42, 83; và S.M.Bainbridge, Sđd, tr. 5.

[11] Xem Luật Hơp danh thống nhất Hoa Kỳ (the Uniform Partnership Act 1997) và S.M.Bainbridge, Sđd, tr 7-8. Để so sánh, xem Điều 84 và 93 của Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam.

[12] Xem Chương V của Luật Doanh nghiệp 2005.

[13] Khoản 2 Điều 130; khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005.

[14] Xem S.M.Bainbridge, Corporation Law and Economics, Nxb. Foundation Press, tại New York, 2002, tr.1-2.

[15] Có thể xem về Chỉ thị này trên website của EU, xem thêm Paul L. Davies, Gower and Davies Principles of Modern Comapny Law (7thed), NXB: Sweet & Maxwell, London, 2003, tr. 4-5.

[16] Khoản 4, Điều 3 Luật Đầu tư 2005, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005.

[17] Điều 84 Bộ luật dân sự 2005.

[18] Điều 9 và 10 Nghị định 139/CP.

[19] Xem Điều 91 Hiến pháp 1992.

Theo Thông tin Pháp luật Dân sự

 
Cao Văn Thái
Khu vui chơi giải trí Thái HD
Sinh nhật: 08/03/1976
Trần Minh Nguyệt
Công ty CP thời trang Minh Nguyệt
Sinh nhật: 08/03/1964
Vũ Xuân Hùng
GP.Bank Trần Hưng Đạo Hà Nội
Sinh nhật: 30/03/1973
Tăng Bá Bay
Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương
Sinh nhật: 27/03/1980
Nguyễn Văn An
Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA
Sinh nhật: 11/03/1976
Nguyễn Xuân Thuỷ
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh
Sinh nhật: 14/03/1954
Phạm Minh Tuấn
Công ty TNHH Thương mại Chí Linh
Sinh nhật: 30/03/1957
Đào Thị Đầm
Công ty TNHH TM và Vận tải Trường Thành
Sinh nhật: 04/03/1964
Khúc Hiệp Phương
Công ty cổ phần Việt Hương
Sinh nhật: 30/03/1975
Hoàng Văn Thịnh
Công ty TNHH MTV Thịnh Hoàng Gia
Sinh nhật: 19/03/1975
Phạm Đức Luận
Công ty CP thức ăn chăn nuôi Vina
Sinh nhật: 13/03/1978
Nguyễn Thùy Trang
DNTN Sản xuất và Thương mại Văn Long
Sinh nhật: 25/03/1993
NGUYỄN HỒNG THÁI
Công ty TNHH Quảng Lợi
Sinh nhật: 20/03/1969
Vũ Thạch Huấn
Công ty TNHH MTV TMDV Anh Huy
Sinh nhật: 04/03/1983
Phạm Văn Khánh
Công ty TNHH MTV lắp đặt XD Khánh Linh
Sinh nhật: 31/03/1980
Mai Văn Nghĩa
Công ty TNHH MTV TM Vận tải Nhật Hà
Sinh nhật: 28/03/1963
Hoàng Văn Trọng
Doanh nghiệp vàng bạc tư nhân Văn Trọng
Sinh nhật: 21/03/1969
Trần Đức Vượng
Công ty TNHH sản xuất và TMDV Trần Anh
Sinh nhật: 10/03/1965
Nguyễn Văn Thực
Chi nhánh bưu chính Viettel Hải Dương
Sinh nhật: 10/03/1988
Vũ Văn Dũng
Công ty cổ phần ETC
Sinh nhật: 10/03/1973
Doanh nhân tự sự Hàng Việt Nam
Đông Thành Đông May Minh Nguyệt MHB Bank MinhHai Plaza Nội Thất Hoài Giang Ngân hàng Quân Đội Ngân hàng Đại Dương Nhà Việt Oto Hải Dương Maritimebank Hải Dương MaiLinh Hải Dương Hỏi - Đáp Hồng Hà Chí Linh Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Hội nghị phổ biến Pháp luật Hợp Thành In Đức Minh Luật Khai Phong PGBanhk Chi nhánh Hải dương Quà tặng Thành Đông Tiên Hoàng TienTrung Trung tâm thương mại Gia Lộc Tuấn Tài Viettel Chi nhánh Hải Dương Viettienson Gruop Viettinbank Chi nhánh Hải Dương Đ/c Vũ Văn Ninh Thạch Rau Câu Bình Dung Tỉnh đoàn Hải Dương Sao Mai Hải Dương Siêu thị nội thất Xuân Doãn Siêu Thị Tân Tiến Siêu thị điện máy Thái Sơn SNB Tacxi tải 844.844 Tân Thành Công Tập Đoàn Âu Việt Hàng Việt Nam GP.Bank Giaibongda Công ty CP TM và DV Phú Hưng Công ty CP Sông Đà Cao Cường Công ty CP Nhựa và Môi trường xanh An Phát Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty cổ phần Việt Hương Công ty Cổ phần Lilama 69.3 Bánh đậu Xanh Việt Hương Bánh Đậu xanh Quê Hương Banner-img ANH HUY Agribank Hải Dương 20 Năm DNT Việt Nam Công ty Cổ phần Kỳ Tam Anh Công ty CP xây dựngTrường Linh Công ty CP Xuất nhập khẩu Xuân Lộc Công ty CP Đồng Tâm Miền Bắc Gạch CHịu Lửa Facebook Hội DNT Hải Dương Doanhnghieptieubieu Doanh nhân tự sự Doanh nghiệp Minh Anh DaiHoiIv Cuong Mobile CTy TNHH Thuong mai va Dulich Nam Viet Cuong Cty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng Day Công ty TNHH Minh Hải Công ty TNHH Tân Thành Công Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty TNHH Đức Trường Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Vina Công ty VIP Việt Nam Agribank Hải Dương May Minh Nguyệt ANH HUY Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty VIP Việt Nam In Đức Minh Thạch Rau Câu Bình Dung