TIN TỨC TỔNG HỢP Thứ 6, 03/08/2012 1:50 GMT+7

Sự cảnh tỉnh cần thiết

(DĐDN) Người dân Trung Quốc gần đây xôn xao với các thông tin mà báo chí nước này đăng tải về bản đồ 1904 thời nhà Thanh chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của VN; và quan điểm không công nhận "đường lưỡi bò" của học giả Lý Lệnh Hoa.


 
Tấm bản đồ Trung Quốc năm 1904 chứng minh
điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

Liên quan đến những căng thẳng xảy ra ở Biển Đông trong thời gian qua, nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới đã đưa ra những bình luận, trong đó chỉ trích Trung Quốc đã có những hành động sai lầm làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.

Áp lực từ dư luận

Không chỉ hứng chịu sự chỉ trích của dư luận quốc tế, Trung Quốc cũng đang vấp phải sự nghi ngờ từ chính những người dân của mình - những người mà trước đây đã tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.

Học giả Lý Lệnh Hoa (Li Linghua), nghiên cứu viên của Trung tâm nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc, là người có nhiều năm nghiên cứu và có nhiều bài phân tích về vấn đề biển và luật biển trên các báo và tạp chí lớn của Trung Quốc. Ông có nhiều bài phát biểu thẳng thắn phê phán những quan điểm sai trái về vấn đề Biển Đông, bác bỏ cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” (còn gọi là “đường lưỡi bò”), chủ trương giải quyết những tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế.

Học giả Lý Lệnh Hoa từng công bố bài báo "Xung quanh vấn đề đường lưỡi bò” và quy định về biên giới trên biển quốc tế" trên báo Tin tức Ngư nghiệp của Trung Quốc tháng 12/2005. Theo những nghiên cứu của ông, chứng cứ lịch sử của Trung Quốc tại vùng biển Nam Hải (Biển Đông) không rõ ràng, thiếu căn cứ và không có tính thuyết phục.

Đồng thời, trong thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina, Ifeng, Stockstarđưa tin VN tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của VN. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này và nhận được sự quan tâm của dư luận.

Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, VN, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Kiềm chế là tự tin

 

Nếu Trung Quốc cứ đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển thì chỉ tự đưa mình vào thế khó.

Trong bài viết “Phép thử cho mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc” đăng trên Nhật Báo Trung Quốc hồi đầu tháng 7, học giả Sở Hạo, khoa Nam Á và Đông Nam Á của Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, cảnh tỉnh Bắc Kinh nên sớm từ bỏ chính sách tàu chiến, vốn đã gây ra hàng loạt xung đột và tranh chấp với các nước láng giềng ở biển Đông.

Học giả này cảnh báo những xung đột và tranh chấp này, đặc biệt từ năm 2010, đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc do Trung Quốc đã gây nên một cuộc khủng hoảng lòng tin ở các nước Đông Nam Á. Hậu quả là mọi nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc trong mấy chục năm qua sẽ quay về con số 0. Trung Quốc đang tự tạo ra một môi trường đối kháng vây quanh mình với biển Đông trở thành “một cái bẫy giam hãm Trung Quốc”.

Những lời cảnh tỉnh tương tự đã vang lên từ sớm hơn. Trong bài viết “Sức mạnh mềm luôn tốt hơn chiến tranh biển đảo” đăng trên Thời Báo Hoàn Cầu năm 2011, giáo sư Tôn Triết, Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa, đã cho rằng nếu Trung Quốc cứ đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển thì chỉ tự đưa mình vào thế khó.

Trong bài viết “Tranh chấp Nam Hải, Trung Quốc kiềm chế là tự tin”, học giả Ngô Kiến Dân - Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, cũng cảnh báo nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực thì sẽ không giải quyết được tranh chấp ở biển Đông. Không khéo Trung Quốc lại làm hỏng việc lớn là phát triển đất nước. “Trong thời đại toàn cầu hóa, khi lợi ích của các nước đều liên quan với nhau thì chúng ta (Trung Quốc) nên kết thúc chuyện đóng cửa lại để nhồi nhét thứ chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi” – Nhật Báo Phương Nam dẫn lời ông Ngô Kiến Dân cảnh tỉnh.   

                     Theo: dddn.com.vn                          

 
Phạm Thị Mỹ Hoài
Công ty TNHH Hoài Giang
Sinh nhật: 27/09/1971
Phạm Văn Hùng
Công ty TNHH Hoàng Đạo
Sinh nhật: 08/09/1974
Mai Trọng Nghĩa
Công ty TNHH Tiến Trung
Sinh nhật: 05/09/1966
Phạm Quang Chung
Công ty Cổ phần Mạnh Dũng
Sinh nhật: 01/09/1969
Nguyễn Công Hải
Công ty TNHH Minh Hải - Minh Hải Plaza
Sinh nhật: 20/09/1968
Nguyễn Cảnh Thịnh
Công ty Cổ phần Quê Hương
Sinh nhật: 05/09/1978
Phạm Thị Hà
Doanh nghiệp tư nhân Thương mại Minh Anh
Sinh nhật: 16/09/1965
Lê Xuân Tú
Công ty TNHH TM và XDTú Nhuận
Sinh nhật: 16/09/1978
Trần Xuân Lâm
Công ty CPTM Vàng Bạc Đá Quý Đông Đô
Sinh nhật: 04/09/1971
Lê Văn Nhiệm
Doanh nghiệp tư nhân 8888
Sinh nhật: 02/09/1971
Đinh văn Hiếu
Doanh nghiệp tư nhân Đại Việt Trung
Sinh nhật: 27/09/1976
Lê Xuân Hồng
Công ty TNHH Hồng Hà Chí Linh
Sinh nhật: 05/09/1983
Vũ Văn Tuấn
Công ty TNHHMTV Song Long Melia Việt Nam
Sinh nhật: 27/09/1981
Trương Văn Hoa
Công ty cổ phần Sơn Ngọc
Sinh nhật: 24/09/1972
NGUYỄN VĂN HUY
Công ty cổ phần Nội thất và Công nghệ ToCar
Sinh nhật: 19/09/1978
Phạm Văn Hoạt
DNTN thiết kế tạo mẫu tóc Xuân Huy
Sinh nhật: 18/09/1988
Lê Thanh Hương
Công ty TNHH MTV TM và DV Hương Rose Spa
Sinh nhật: 10/09/1971
Phạm Văn Xứng
Công ty CP XNK Nông Lâm sản TMĐ Gia Lộc
Sinh nhật: 02/09/1972
Bùi Văn Hoan
Công ty TNHH Bách Khoa
Sinh nhật: 02/09/1965
Kim Văn Hoán
Công ty cổ phần XD và TM Thành Đông
Sinh nhật: 09/09/1974
Minh Hải Plaza Siêu thị nội thất Xuân Thỏ Công ty cổ phần VTC Group Công ty cổ phần thang máy Gia Huy Công ty cổ phần bất động sản THP Công ty TNHH MTV Đông Thành Đông Công ty cổ phần Việt Hương Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng 899 Công ty cổ phần sản xuất thương mại Xuyên Việt Công ty cổ phần Đức Việt 568 Công ty TNHH MTV âm nhạc Sao Mai Công ty TNHH MTV Thương mại - Vận tải Nhật Hà Công ty TNHH Tiến Trung Công ty cổ phần dinh dưỡng quốc tế CNC Công ty cổ phần Hải Thành