MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Thứ 3, 10/07/2012 2:24 GMT+7

Thống đốc: “Đừng để lãi suất cao gây phản cảm”

“Các anh có ghi vào hợp đồng là 0% lãi suất em còn chưa trả được huống hồ ghi vào đây cho cao để làm gì?”, Thống đốc dẫn ví dụ qua tiếp xúc doanh nghiệp tại hội nghị ngành sáng 7/7, như một cách đặt vấn đề về yêu cầu giảm lãi suất cho các khoản vay cũ.

Kết luận cuối cùng đã được đưa ra. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói rằng, từ nay đến 15/7 là thời gian để các ngân hàng thương mại chuẩn bị, sau 15/7 yêu cầu giảm lãi suất cho nợ cũ sẽ được triển khai cụ thể.

Về yêu cầu trên, Thống đốc nói: “Chúng ta phải thẳng thắn nói với nhau. Nếu doanh nghiệp khó khăn, không có hướng gì khắc phục, tức là người ta đã lâm vào tình trạng không có cách gì trả nợ cho ngân hàng. Với ngân hàng, thu được vốn đã là may, chưa nói gì đến lãi, còn chưa nói gì đến việc thu được lãi suất cao”.

6 tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho vay liên tiếp giảm. Song Thống đốc Bình cho biết có những trường hợp khi tiếp xúc vẫn “chìa” hợp đồng vay vốn ra với lãi suất trên 18 - 19%/năm.

“Chúng ta phải có trách nhiệm với xã hội. Vì màu cờ sắc áo, bảo vệ uy tín của mình, chứ nếu để những mức lãi suất cao gây phản cảm trong xã hội”, người đứng đầu ngành ngân hàng nói.

Rất khó đạt chỉ tiêu tín dụng

Phát biểu tại hội nghị sáng qua, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: Dư địa cho tăng trưởng tín dụng vẫn còn rất nhiều, các ngân hàng và doanh nghiệp làm sao để đẩy mạnh. Đẩy mạnh nhưng không phải là nới lỏng, vì trong khả năng có thể làm.

“Các ngân hàng điều hành và các doanh nghiệp cam kết làm sao để cuối nay tăng trưởng tín dụng từ 14 - 16% thì quá đẹp”, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.

Ngay sau câu nói trên, giới lãnh đạo ngân hàng trong hội trường nhìn nhau cười. Có thể đó là phản ứng về cách nói đời thường của Phó thủ tướng, nhưng có lẽ họ cho rằng 14 - 16% của tăng trưởng tín dụng năm nay là xa với thực tế.

Tín dụng tăng trưởng thấp 6 tháng đầu năm cũng là nội dung trọng tâm trong phát biểu của các lãnh đạo ngân hàng thương mại.

Theo ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), cần phải nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc về thực tế này. “Do sự hấp thụ của nền kinh tế kém. Chúng ta không giải quyết được vấn đề cầu của nền kinh tế thì cung cũng vô nghĩa”, ông Thanh nêu quan điểm.

Còn theo phân tích của ông Hàn Ngọc Vũ, Chủ tịch Ngân hàng Quốc tế (VIB), tín dụng gần như không tăng trưởng chủ yếu là do suy giảm nhu cầu sử dụng tiền cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có khả năng sinh lời; nhu cầu vay tiêu dùng cũng giảm do khó khăn và người dân hạn chế chi tiêu; đầu tư công hạn chế dẫn đến sụt giảm nhu cầu…

Mặt khác, ông Vũ cho rằng bản thân các ngân hàng thời gian qua phải tăng cường quản trị rủi ro, phòng ngừa thanh khoản nên cũng khó đẩy mạnh cho vay ra; trong khi đó vấn đề nở xấu càng khó xử lý do có nhiều vướng mắc trong thủ tục pháp lý khi xử lý tài sản đảm bảo.

Với nhiều lý do khách quan và chủ quan, tín dụng năm sẽ rất khó đạt được chỉ tiêu đưa ra đầu năm là 15 - 17%. Tại hội nghị, đại diện các ngân hàng lớn cũng thận trọng khi “cam kết” sẽ tăng chỉ trên dưới 10%.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) nói rằng, chỉ tiêu được giao là 17% nhưng phải rất cố gắng để có thể đạt 10%. Bà Nguyễn Thị Mai Sương, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, cũng cho biết là đã thống nhất với các thành viên trên địa bàn để có thể đạt được 9 - 10% trong năm nay.

Bà Sương cho biết thêm, chưa bao giờ trong 10 năm qua tăng trưởng tín dụng tại địa bàn Hà Nội chỉ tăng được ở mức 2,35% sau 6 tháng đầu năm, mà chủ yếu tăng trong 3 tháng gần đây, tháng 1 và 2 tăng trưởng âm.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nhìn nhận rằng, toàn hệ thống năm nay dự kiến tăng trưởng tín dụng được hơn 10%. Ông kêu gọi các ngân hàng thương mại có sáng kiến, phương án hợp lý để tiếp tục giảm được lãi suất cho vay và khơi thông được dòng vốn trong thời gian tới.

Kích cầu từ đầu tư công, nới xử lý nợ?

Trong báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, có một kiến nghị được đưa ra: “Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm phân bổ, giải ngân các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và trái phiếu chính phủ. Thực tế giải ngân trong 6 tháng đầu năm là quá chậm, trong 6 tháng cuối năm khối lượng giải ngân sẽ rất lớn, phải đảm bảo tiến độ giải ngân hợp lý qua các tháng, tập trung chủ yếu vào quý 3 vừa nhằm giải quyết hàng tồn kho, đặc biệt là vật liệu xây dựng, tăng thêm thanh khoản cho nền kinh tế, góp phần khơi thông tín dụng ngân hàng, đảm bảo tăng trưởng cho nền kinh tế, đồng thời không gây áp lực cho lạm phát vào năm sau”.

“Hưởng ứng” kiến nghị trên, hầu hết lãnh đạo ngân hàng thương mại nêu ý kiến tại hội nghị ngành đều tập trung yêu cầu phải đẩy nhanh hơn nữa đầu tư công, tạo sức cộng hưởng kích cầu nền kinh tế và kích thích đầu ra cho tín dụng.

Cụ thể, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công là kiến nghị mà lãnh đạo Vietcombank, VietinBank, VIB… nhấn mạnh, bên cạnh định hướng ngân hàng sẽ tập trung cho cả tín dụng tiêu dùng, tạo đầu ra cho các lĩnh vực sản xuất, ngay cả với hàng tồn kho bất động sản…

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ việc xử lý nợ xấu, qua đó để các ngân hàng thương mại tự tin và mạnh dạn hơn trong giải ngân.

Ông Hàn Ngọc Vũ đề nghị có sự hỗ trợ xử lý nợ của các doanh nghiệp nhà nước với tỷ lệ hỗ trợ cao hơn, tốc độ nhanh hơn như với trường hợp của Vinashin; nới một số điều kiện về phân loại nợ và trích lập dự phòng phù hợp với tình hình hiện nay, để khuyến khích các ngân hàng mạnh dạn hơn khi cho vay; thay đổi ngưỡng nợ xấu trong yêu cầu quản trị (hiện là 3%) để các tổ chức tín dụng minh bạch hơn trong báo cáo, quản lý...

Chủ tịch SeABank Nguyễn Thị Nga cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét nới điều kiện trích lập dự phòng cho phù hợp với tình hình hiện nay, theo hướng tạo điều kiện để các ngân hàng thuận lợi hơn về nguồn vốn, phát triển tín dụng.

Trước các kiến nghị đó, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, trong tuần tới Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng các văn bản chỉ đạo và định hướng các nội dung cụ thể.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành tới 21 văn bản, trong đó có 14 văn bản không nằm trong chương trình. Những con số này một phần cho thấy sự phức tạp và nhiều vấn đề nảy sinh trong hoạt động của hệ thống; mặt khác cho thấy khả năng phản ứng và mức độ can thiệp của chính sách.

Phan Văn Hải sưu tầm
Theo VnEconomy

 
Cao Văn Thái
Khu vui chơi giải trí Thái HD
Sinh nhật: 08/03/1976
Trần Minh Nguyệt
Công ty CP thời trang Minh Nguyệt
Sinh nhật: 08/03/1964
Vũ Xuân Hùng
GP.Bank Trần Hưng Đạo Hà Nội
Sinh nhật: 30/03/1973
Tăng Bá Bay
Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương
Sinh nhật: 27/03/1980
Nguyễn Văn An
Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA
Sinh nhật: 11/03/1976
Nguyễn Xuân Thuỷ
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh
Sinh nhật: 14/03/1954
Phạm Minh Tuấn
Công ty TNHH Thương mại Chí Linh
Sinh nhật: 30/03/1957
Đào Thị Đầm
Công ty TNHH TM và Vận tải Trường Thành
Sinh nhật: 04/03/1964
Khúc Hiệp Phương
Công ty cổ phần Việt Hương
Sinh nhật: 30/03/1975
Hoàng Văn Thịnh
Công ty TNHH MTV Thịnh Hoàng Gia
Sinh nhật: 19/03/1975
Phạm Đức Luận
Công ty CP thức ăn chăn nuôi Vina
Sinh nhật: 13/03/1978
Nguyễn Thùy Trang
DNTN Sản xuất và Thương mại Văn Long
Sinh nhật: 25/03/1993
NGUYỄN HỒNG THÁI
Công ty TNHH Quảng Lợi
Sinh nhật: 20/03/1969
Vũ Thạch Huấn
Công ty TNHH MTV TMDV Anh Huy
Sinh nhật: 04/03/1983
Phạm Văn Khánh
Công ty TNHH MTV lắp đặt XD Khánh Linh
Sinh nhật: 31/03/1980
Mai Văn Nghĩa
Công ty TNHH MTV TM Vận tải Nhật Hà
Sinh nhật: 28/03/1963
Hoàng Văn Trọng
Doanh nghiệp vàng bạc tư nhân Văn Trọng
Sinh nhật: 21/03/1969
Trần Đức Vượng
Công ty TNHH sản xuất và TMDV Trần Anh
Sinh nhật: 10/03/1965
Nguyễn Văn Thực
Chi nhánh bưu chính Viettel Hải Dương
Sinh nhật: 10/03/1988
Vũ Văn Dũng
Công ty cổ phần ETC
Sinh nhật: 10/03/1973
Doanh nhân tự sự Hàng Việt Nam
Đông Thành Đông May Minh Nguyệt MHB Bank MinhHai Plaza Nội Thất Hoài Giang Ngân hàng Quân Đội Ngân hàng Đại Dương Nhà Việt Oto Hải Dương Maritimebank Hải Dương MaiLinh Hải Dương Hỏi - Đáp Hồng Hà Chí Linh Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Hội nghị phổ biến Pháp luật Hợp Thành In Đức Minh Luật Khai Phong PGBanhk Chi nhánh Hải dương Quà tặng Thành Đông Tiên Hoàng TienTrung Trung tâm thương mại Gia Lộc Tuấn Tài Viettel Chi nhánh Hải Dương Viettienson Gruop Viettinbank Chi nhánh Hải Dương Đ/c Vũ Văn Ninh Thạch Rau Câu Bình Dung Tỉnh đoàn Hải Dương Sao Mai Hải Dương Siêu thị nội thất Xuân Doãn Siêu Thị Tân Tiến Siêu thị điện máy Thái Sơn SNB Tacxi tải 844.844 Tân Thành Công Tập Đoàn Âu Việt Hàng Việt Nam GP.Bank Giaibongda Công ty CP TM và DV Phú Hưng Công ty CP Sông Đà Cao Cường Công ty CP Nhựa và Môi trường xanh An Phát Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty cổ phần Việt Hương Công ty Cổ phần Lilama 69.3 Bánh đậu Xanh Việt Hương Bánh Đậu xanh Quê Hương Banner-img ANH HUY Agribank Hải Dương 20 Năm DNT Việt Nam Công ty Cổ phần Kỳ Tam Anh Công ty CP xây dựngTrường Linh Công ty CP Xuất nhập khẩu Xuân Lộc Công ty CP Đồng Tâm Miền Bắc Gạch CHịu Lửa Facebook Hội DNT Hải Dương Doanhnghieptieubieu Doanh nhân tự sự Doanh nghiệp Minh Anh DaiHoiIv Cuong Mobile CTy TNHH Thuong mai va Dulich Nam Viet Cuong Cty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng Day Công ty TNHH Minh Hải Công ty TNHH Tân Thành Công Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty TNHH Đức Trường Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Vina Công ty VIP Việt Nam Agribank Hải Dương May Minh Nguyệt ANH HUY Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty VIP Việt Nam In Đức Minh Thạch Rau Câu Bình Dung