PHÁT TRIỂN HỘI VIÊN Thứ 2, 15/02/2016 23:16 GMT+7

THÚC ĐẨY MẠNH MẼ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

Chương trình Khởi nghiệp quốc gia được Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với VPCP, Bộ KH&ĐT, KHCN, Tài chính, VCCI thực hiện.

Tối ngày 02/01/2016, VTV 1 có chương trình Cánh buồm khởi nghiệp, khởi động cho một chuỗi chương trình tuyên truyền quốc gia về khởi nghiệp. Trái với thông lệ là các màn biểu dương, ca ngợi thành tích hoành tráng, chương trình đưa phóng sự về sự thất bại của ô tô Xuân Kiên, đưa các màn múa tượng trưng cho những con thuyền (doanh nhân) quay cuồng trong bão tố biển cả (thương trường). Sự đổi mới này góp phần làm chúng ta tin tưởng và hy vọng về những kết quả tốt đẹp mà chuỗi chương trình mang lại, dù đường còn dài và còn rất - rất nhiều việc phải làm.

Khởi nghiệp là gì?

Nghiệp, đó là nghề nghiệp, là công việc, là con đường mà mỗi người lựa chọn. Còn khởi, là khởi thủy, khởi nguồn, là sự bắt đầu.

Khởi nghiệp (gọi là start-up) là khi một cá nhân có ý định tự mình có một công việc kinh doanh riêng, không nhất thiết phải là các công ty hoành tráng hay những ý tưởng ghê gớm mà có khi chỉ đơn giản bạn muốn tự mình quản lý trả lương cho mình.

Tại sao khởi nghiệp lại quan trọng?

Ngắn gọn, xin trích dẫn lời cụ Lương Văn Can - người thầy của giới công thương Việt Nam, nói cách đây gần một thế kỷ rằng: Các đại quốc do thông thương mà làm được phú cường, các nhà đại tư bản do kinh doanh mà phú gia địch quốc, thế thì sự buôn bán cũng không nên câu nệ như xưa mà chẳng lưu tâm nghiên cứu. Nhưng vì nước ta ngày trước chỉ chí tại thi đỗ để ra làm quan, ngày nay học tây chỉ chí tại tốt nghiệp, ít người có chí thực nghiệp. Là một chí sĩ nho học, thật ngạc nhiên khi Cụ đã chỉ ra được 10 điểm yếu của người Việt Nam khi làm nghề buôn. Trong đó có: Người mình không có thương phẩm, không biết trọng nghề, không có thương học là 3 trong 10 ý đó. Đến bây giờ, nhiều người vẫn nghĩ thương hiệu chỉ gắn với sản phẩm, nào ngờ cách đây 100 năm, có một người Việt đã chỉ ra rằng, con người cần có thương phẩm, thật chí lý, sâu sắc vô cùng.

Biết được điểm yếu, quyết tâm sửa điểm yếu là một trong những căn cứ chính là để mạnh lên. Vậy phải làm sao để người ta có chí thực nghiệp, bởi phi thương - bất phú!

Ở các quốc gia phát triển, những người đóng thuế nhiều nhất thuộc vào nhóm người được xã hội trọng thị - tôn vinh nhiều nhất. Đất nước Isael có khẩu hiệu "phổ biến vi khuẩn khởi nghiệp", theo đó mỗi sinh viên năm thứ hai phải lập một doanh nghiệp để vận dụng kiến thức đã được học tại đại học. Vì thế mà, từ một quốc gia nhỏ bé, không có tài nguyên thiên nhiên nhưng với một tinh thần khởi nghiệp như vậy, Isael đã vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu và trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế.

Ở ta, ngẫm, cái sự "ưa thích" làm cán bộ để rồi chương trình tinh giản biên chế triển khai quy mô hoành tráng bao lần, kết cục không giảm mà vẫn tăng? Chắc chắn có một nguyên nhân chính là chúng ta đã thiếu tinh thần khởi nghiệp, tinh thần thực nghiệp; tinh thần trở thành doanh nhân chưa trở thành phần lõi tinh hoa nhất của cuộc sống, chưa được nuôi dưỡng, bồi đắp từ thế hệ này qua thế hệ khác, chưa được trân trọng đúng mức.

Để chữa cái bệnh này, có lẽ phải chữa từ gốc, như Đông y, nghĩa là đau lưng thì chữa ở thận chứ không phải cứ đấm lưng là khỏi đau lưng? nghĩa là phải làm sao mà tinh thần khởi nghiệp, tinh thần kinh doanh ngấm vào máu của từng con người, rồi cái sự học nó cũng phải cụ thể, phải hữu ích để giúp kinh doanh được, để sống tốt, để bao dung và để hạnh phúc.

“Chúng ta liên tục đối mặt với những cơ hội lớn được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ những vấn đề không thể giải quyết được” - Lee Iacocca, CEO Tập đoàn Chrysler, (1978 - 1992) đã từng nói như vậy. Tại thời điểm này của đất nước, khi mà vận hội rất lớn đi cùng thách thức không hề nhỏ, chính sách của chúng ta trong giáo dục, trong kinh tế cần phải đặt vai trò quan trọng của tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp cho cả quốc gia, để rồi thực nghiệp.

Làm sao để mọi người khởi nghiệp?

Nhà nước cần phải làm gì, từng con người Việt Nam phải làm gì để mọi người đều muốn thực nghiệp là một bài toán khó và lớn. Nó khó bởi không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề của văn hóa, của lịch sử, của thể chế, của sự thâm căn cố đế việc học tầm chương, trích cú, học để làm quan đã ngấm từ hàng ngàn đời nay.

Vì bài toán khó và quá lớn, có nhiều hợp phần nên sẽ có nhiều lời giải và không chỉ có một lời giải nào là thỏa đáng được tất cả mà phải là sự tổng hợp của nhiều lời giải.

Chính sách, pháp luật thực sự vì dân, vì doanh nghiệp, rõ ràng, minh bạch, ổn định; được tuân thủ, thực thi nghiêm túc; môi trường kinh doanh thông thoáng nhưng lại an toàn, đảm bảo sự giám sát, tính cảnh báo đạt hiệu quả đối với các nguy cơ gây "tai nạn" cao ngay từ đầu; tâm lý xã hội thoải mái, chấp nhận sự thành bại, mạo hiểm, rủi ro là lẽ thường; tâm thế, vị thế của doanh nhân ngày càng được trọng thị theo đúng nghĩa của từ này; các hội, hiệp hội thực sự mạnh, giúp nhau trong kinh doanh được nhiều hơn...

Một lời giải cụ thể như là cần phải xác định được thế nào là doanh nghiệp khởi nghiệp, có phải cứ mới thành lập là doanh nghiệp khởi nghiệp hay còn thêm tiêu chí gì nữa? Nếu thực sự xác định được cụ thể tiêu chí về khởi nghiệp thì có lẽ phải miễn thuế cho đối tượng này một vài năm, có chính sách tín dụng riêng, người lao động tại các doanh nghiệp này được hỗ trợ về đóng bảo hiểm, thậm chí được trợ cấp lương đủ sống một thời gian nhất định nếu doanh nghiệp thất bại; các quỹ đầu tư mạo hiểm, rủi ro cần phải có cơ chế hoạt động như thế nào để bản thân quỹ thì tồn tại nhưng vẫn dám đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro, chứ nếu nói mạo hiểm thì cứ mạo hiểm nhưng mà cuối cùng thì vẫn phải có lãi khì khó mạo hiểm lắm .v.v.

Và còn nhiều lời giải nữa, rất cụ thể, chẳng hạn doanh nghiệp đã trưởng thành "dìu dắt" đàn em nhỏ mới "bỡ ngỡ" gia nhập thị trường ra sao? Có một câu chuyện rất hay là, ở một khu phố có rất nhiều cửa hàng nọ, có một cửa hàng mới mở, thế là các cửa hàng khác trong phố tạm thời đóng cửa một thời gian, để cho đàn em nhập cuộc. Có lẽ tinh thần khởi nghiệp cần phải được khởi động từ những việc tưởng nhỏ mà chẳng nhỏ chút nào như thế, lớn hơn điều đó được nâng lên thành văn hóa kinh doanh, thành đạo đức kinh doanh .v.v.

Khởi nghiệp và câu chuyện hoan nghênh sự thất bại.

Ở tất cả những quốc gia đi đầu thế giới, nơi mà cứ vài người là có một doanh nghiệp, người ta hết sức quan tâm đến khởi nghiệp. Mặc dù có thể đăng ký 10 doanh nghiệp, trong vòng 5 năm, "chết" đến 7, 8 doanh nghiệp nhưng đó là điều bình thường. Tại các quốc gia này, câu mà Samuel Beckett nói: “Đã từng thử. Đã từng thất bại. Không sao cả. Hãy thử lại. Lại thất bại. Thất bại tốt hơn.” chắc là được nhắc đến và áp dụng nhiều nhất.

Câu chuyện hoan nghênh sự thất bại hay triết lý về thất bại không chỉ được nói ra từ trái tim như là một sự chia sẻ, đồng cảm, động viên mà còn là những chính sách trợ giúp thật sự để người "ngã" bước tiếp. Khi đi phỏng vấn xin việc, người ta hỏi anh (chị) đã từng thất bại những gì, tầm cỡ của thất bại ra sao để tuyển người, điều này có thể kỳ lạ với chúng ta khi thường hỏi thành tích đã có là gì? Vốn tham gia quản lý sản xuất trực tiếp, chúng tôi xin cam đoan rằng, để có được một người thợ càng giỏi bao nhiêu trong bất cứ nghề nghiệp gì thì số lượng sản phẩm mà người đó đã làm hỏng sẽ lớn bấy nhiêu, cái giá phải trả đương nhiên là như vậy. Mà đó mới là sản xuất, là cái nghề nghiệp trực tiếp, dẫu sao vẫn là đơn giản hơn rất - rất nhiều so với nghiệp kinh doanh, vậy thì, việc trả giá cho nghiệp kinh doanh cũng là chuyện ... đương nhiên.

Điều tuy chỉ nói thêm nhưng rất quan trọng là, với không ít start-up, đi liền với sự thất bại là sự tan vỡ trong hôn nhân, đổ vỡ các quan hệ bạn bè, thậm chí cả người thân và nhiều hệ lụy khác .v.v. Chúng ta phải làm sao những việc này ngày một ít đi.

Điều đáng mừng là tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam dù chậm chạp nhưng vẫn đang tăng lên từng ngày, từng giờ mà minh chứng là con số doanh nghiệp đăng ký không ngừng tăng, ấy là chưa kể đến đội ngũ hàng vạn người kinh doanh không đăng ký, dù khó khăn vẫn còn nhiều. Đã có cảm nhận rõ nét là ở đâu mà "nghiệp" kinh doanh trở thành sự lựa chọn đầu tiên, trở thành hấp dẫn, thu hút người tài đến mức nào thì nghề nghiệp cán bộ, công chức, viên chức hành chính sẽ trở nên kém hấp dẫn đến mức ấy. Và sự chia sẻ cũng nhiều hơn, chứ không chỉ dừng ở miệng thì hô khẩu hiệu nhưng mà tay thì cầm sẵn "gạch, đá" để "tương" không thương tiếc mỗi khi ai đó gặp thất bại.

Điều tuyệt vời hơn, giá trị là chính ở chỗ, những nơi nào mà nghiệp kinh doanh phát triển thì ở nơi đó kinh tế sẽ rất phát triển. Đó là nơi mà chúng ta có thể cảm nhận được nhiệt huyết kinh doanh của từng con người, nơi mà nếu bạn tài giỏi, người ta sẽ học tập bạn, và rủi có thất bại thì cũng là lẽ thường ...chứ không hề có sự đố kỵ, ganh ghét? Điển hình có thể nhắc đến là thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà số lượng doanh nghiệp đang chiếm đến trên 1/3 tổng số doanh nghiệp toàn quốc, nơi mà mọi người rất say mê kinh doanh, say mê sống và cảm nhận cuộc sống.

Vì vậy, cùng với các kỳ vọng vào TPP, AEC (cộng đồng kinh tế ASEAN) .v.v., với hàng loạt các giải pháp dài hạn, ngắn hạn chuẩn mực, căn cơ, có tầm nhìn đã, sẽ được ban hành và thực thi nghiêm túc, chúng ta có quyền hy vọng vào con số 2 triệu doanh nghiệp trong một vài năm sắp tới.

Số lượng doanh nghiệp tuy là một việc quan trọng nhưng điều tối hệ trọng - mang tính sống còn hơn là làm sao để mọi người lao vào nghiệp kinh doanh, dấy lên được cái tinh thần hừng hực về khởi nghiệp, tự tin kinh doanh, tự hào về cái nghiệp mình đã chọn để rồi truyền cho con cháu và lan tỏa trong cộng đồng. Phải làm sao để mọi người dám chấp nhận, dám đánh đổi, dám thất bại, dám hành động dù chưa hoàn hảo để lao vào kinh doanh.

Để những cải cách chính sách có tác động thực sự đến doanh nghiệp, bên cạnh các công cụ pháp lý, điều quan trọng hơn cả chính là ý thức và sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tiếp cận chính sách, biến chính sách thành công cụ hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Nhất định phải hành động, phải khởi nghiệp!

Dù vẫn còn đó, không phải là ít, mà là nhiều những dè bỉu, thậm chí đến mức cay nghiệt mỗi khi doanh nghiệp gặp thất bại. Nào là "đẻ" nhiều thì "chết lắm", "đẻ" mà không "nuôi" được, rồi cảm thấy bất an khi con mình chưa kiếm được một "chân" trong biên chế nhà nước, đến giờ "cháu" nó vẫn còn làm doanh nghiệp "ngoài ấy mà"??!! Xót xa khi thấy Nguyễn Thanh Lâm (Chủ tịch HĐQT Công ty VietEuro) được dẫn lời trên Thời báo kinh tế Sài Gòn* rằng: Hàng vạn doanh nghiệp Việt Nam chết âm thầm mỗi năm trong đau xót và buồn khổ. Chết mà không có được một đám ma để ghi dấu nỗ lực đáng kính của họ. Có ai thực sự nghĩ về họ không?

“Đầu tiên người ta không thèm để ý đến bạn, sau đó người ta chế nhạo bạn, tiếp đến người ta tấn công bạn, rồi cuối cùng thì bạn thắng.” ~ MOHANDAS KARAMCHAND GANDHI (Thánh Gandhi) đã nói như vậy.

Xin khẳng định lại một lần nữa là đội ngũ doanh nghiệp của đất nước đang đông lên, đang mạnh lên từng ngày, từng giờ, dù có đối mặt với khó khăn thế nào đi nữa nhưng chính họ đã, đang và sẽ làm "thay da, đổi thịt" đất nước này, họ sẽ là xương sống của nền kinh tế; đó cũng chính là kết quả tốt đẹp nhất, sự ghi nhận hơn cả vàng mười, dẹp đi mọi sự đố kỵ và nghi ngờ ...

Đảng, Nhà nước, Chính phủ ..., rất nhiều con người người bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết đang nghĩ về họ, không chỉ là nghĩ mà còn ngày đêm đau đáu, trăn trở cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho họ, giúp họ lớn lên. Hiện đã có rất nhiều người hiểu rằng thương hiệu doanh nghiệp chính là thương hiệu quốc gia, tài sản doanh nghiệp chính là tài sản quốc gia, vui buồn của doanh nghiệp chính là vui buồn của quốc gia, sự lớn mạnh của doanh nghiệp chính là sự lớn mạnh của quốc gia.

Hành động, dù không hoàn hảo vẫn luôn đánh bại những gì hoàn hảo nhưng không hành động.

Rồi cuối cùng thì bạn thắng, nhất định là như thế./.

Lê Xuân Hiền - Trưởng phòng ĐKKD tỉnh Hải Dương

 

 

 
Cao Văn Thái
Khu vui chơi giải trí Thái HD
Sinh nhật: 08/03/1976
Trần Minh Nguyệt
Công ty CP thời trang Minh Nguyệt
Sinh nhật: 08/03/1964
Vũ Xuân Hùng
GP.Bank Trần Hưng Đạo Hà Nội
Sinh nhật: 30/03/1973
Tăng Bá Bay
Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương
Sinh nhật: 27/03/1980
Nguyễn Văn An
Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA
Sinh nhật: 11/03/1976
Nguyễn Xuân Thuỷ
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh
Sinh nhật: 14/03/1954
Phạm Minh Tuấn
Công ty TNHH Thương mại Chí Linh
Sinh nhật: 30/03/1957
Đào Thị Đầm
Công ty TNHH TM và Vận tải Trường Thành
Sinh nhật: 04/03/1964
Khúc Hiệp Phương
Công ty cổ phần Việt Hương
Sinh nhật: 30/03/1975
Hoàng Văn Thịnh
Công ty TNHH MTV Thịnh Hoàng Gia
Sinh nhật: 19/03/1975
Phạm Đức Luận
Công ty CP thức ăn chăn nuôi Vina
Sinh nhật: 13/03/1978
Nguyễn Thùy Trang
DNTN Sản xuất và Thương mại Văn Long
Sinh nhật: 25/03/1993
NGUYỄN HỒNG THÁI
Công ty TNHH Quảng Lợi
Sinh nhật: 20/03/1969
Vũ Thạch Huấn
Công ty TNHH MTV TMDV Anh Huy
Sinh nhật: 04/03/1983
Phạm Văn Khánh
Công ty TNHH MTV lắp đặt XD Khánh Linh
Sinh nhật: 31/03/1980
Mai Văn Nghĩa
Công ty TNHH MTV TM Vận tải Nhật Hà
Sinh nhật: 28/03/1963
Hoàng Văn Trọng
Doanh nghiệp vàng bạc tư nhân Văn Trọng
Sinh nhật: 21/03/1969
Trần Đức Vượng
Công ty TNHH sản xuất và TMDV Trần Anh
Sinh nhật: 10/03/1965
Nguyễn Văn Thực
Chi nhánh bưu chính Viettel Hải Dương
Sinh nhật: 10/03/1988
Vũ Văn Dũng
Công ty cổ phần ETC
Sinh nhật: 10/03/1973
Doanh nhân tự sự Hàng Việt Nam
Đông Thành Đông May Minh Nguyệt MHB Bank MinhHai Plaza Nội Thất Hoài Giang Ngân hàng Quân Đội Ngân hàng Đại Dương Nhà Việt Oto Hải Dương Maritimebank Hải Dương MaiLinh Hải Dương Hỏi - Đáp Hồng Hà Chí Linh Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Hội nghị phổ biến Pháp luật Hợp Thành In Đức Minh Luật Khai Phong PGBanhk Chi nhánh Hải dương Quà tặng Thành Đông Tiên Hoàng TienTrung Trung tâm thương mại Gia Lộc Tuấn Tài Viettel Chi nhánh Hải Dương Viettienson Gruop Viettinbank Chi nhánh Hải Dương Đ/c Vũ Văn Ninh Thạch Rau Câu Bình Dung Tỉnh đoàn Hải Dương Sao Mai Hải Dương Siêu thị nội thất Xuân Doãn Siêu Thị Tân Tiến Siêu thị điện máy Thái Sơn SNB Tacxi tải 844.844 Tân Thành Công Tập Đoàn Âu Việt Hàng Việt Nam GP.Bank Giaibongda Công ty CP TM và DV Phú Hưng Công ty CP Sông Đà Cao Cường Công ty CP Nhựa và Môi trường xanh An Phát Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty cổ phần Việt Hương Công ty Cổ phần Lilama 69.3 Bánh đậu Xanh Việt Hương Bánh Đậu xanh Quê Hương Banner-img ANH HUY Agribank Hải Dương 20 Năm DNT Việt Nam Công ty Cổ phần Kỳ Tam Anh Công ty CP xây dựngTrường Linh Công ty CP Xuất nhập khẩu Xuân Lộc Công ty CP Đồng Tâm Miền Bắc Gạch CHịu Lửa Facebook Hội DNT Hải Dương Doanhnghieptieubieu Doanh nhân tự sự Doanh nghiệp Minh Anh DaiHoiIv Cuong Mobile CTy TNHH Thuong mai va Dulich Nam Viet Cuong Cty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng Day Công ty TNHH Minh Hải Công ty TNHH Tân Thành Công Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty TNHH Đức Trường Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Vina Công ty VIP Việt Nam Agribank Hải Dương May Minh Nguyệt ANH HUY Công ty TNHH TM Đức Chính Công ty VIP Việt Nam In Đức Minh Thạch Rau Câu Bình Dung