Thực tế cho thấy, chăn nuôi theo mô hình trang trại khép kín không còn phù hợp. Đi tìm mô hình chăn nuôi mới cũng là cách tìm đường tự cứu.
Không chỉ có các công ty sản xuất quy mô nhỏ gặp khó, có tiềm lực tài chính để ứng phó với tình hình nhưng các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô lớn cũng phải đối mặt với áp lực giữ giá ổn định để không mất khách hàng. Bởi vì, hơn 200 DN cùng cung cấp thức ăn chăn nuôi nên mức độ cạnh tranh là rất lớn.
Giải pháp tìm nguyên liệu thay thế để có thể đảm bảo giá thành không đổi nhưng vẫn giữ được tiêu chuẩn hàm lượng các chất cần thiết trong sản phẩm được khá nhiều DN lựa chọn.
Để cạnh tranh được với những thương hiệu đã có thị phần lớn, có khả năng phát triển với mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn” như CP, Proconco..., các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có thị phần nhỏ hiện nay đã manh nha liên kết để tạo nên những tổ hợp.
Hợp tác của công ty con giống Topigs, De Heus Việt Nam và các DN cung cấp thiết bị chuồng trại là một ví dụ. Theo ông Gabor Fluit, mô hình tổ hợp này khá phát triển tại Hà Lan và các nước Tây Âu do tính chủ động, không bị “bắt ép” phải dùng tất cả sản phẩm của một thương hiệu nơi người chăn nuôi.
Theo ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội sản xuất thức ăn chăn nuôi, Tổng Giám đốc Công ty Thanh Bình: “Ngành chăn nuôi Việt Nam năng suất thấp là do dịch bệnh, môi trường an toàn không có vì không có trại chăn nuôi biệt lập. Mô hình chăn nuôi trang trại lớn khép kín không còn phù hợp. Ngay cả ở nước ngoài, mô hình trang trại lớn khép kín cũng đang được thay thế bằng mô hình chăn nuôi theo hộ gia đình.
Vì vậy, Thanh Bình đang triển khai mô hình này để cứu mình và kết quả khá khả quan. Cụ thể, Thanh Bình cung cấp giống, đưa cám, đưa cán bộ thú y hướng dẫn chăn nuôi, sau đó chúng tôi thu mua lại sản phẩm, các hộ chăn nuôi hưởng tiền công. Với mô hình này, người chăn nuôi còn tăng thu nhập nhờ kết hợp vườn - ao - chuồng, chất thải làm bioga".
Ông Lê Văn Mẻ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Phú Sơn (Đồng Nai), cho biết, Công ty Phú Sơn đang giảm quy mô vì phải chuyển hộ chăn nuôi ở khu đông dân sang vùng quy hoạch. Với mô hình này, Phú Sơn đã ổn định kinh doanh và nhiều năm qua đã tránh được tình trạng ngấp nghé bỏ nghề như nhiều đơn vị chăn nuôi khác.
Ở góc độ đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi, ông Lê Tấn Tài, Giám đốc Công ty Chế biến thức ăn gia súc Tấn Lợi (Mỏ Cày, Bến Tre), kiến nghị: “Thay vì trồng 3 vụ lúa như hiện nay thì chỉ nên trồng 2 vụ, vụ thứ ba nên trồng màu để cải tạo đất, cụ thể là trồng ngô hoặc bobo cho chăn nuôi để hạn chế nhập lúa mì từ Úc, Brazil, trong khi đó các cây này cũng không cần thuốc trừ sâu, giảm lượng tưới, phân bón”.
Chia sẻ thêm về cách tự cứu mình, ông Tài cho biết, khi có dịch tai heo xanh, nhiều đơn vị cung cấp thức ăn gia súc khủng***, bị giảm 50% doanh thu, nhưng Tấn Lợi vẫn phát triển nhờ mạnh dạn tự sản xuất thuốc đề kháng cho heo. Vì vậy, dịch tai heo xanh được khống chế hiệu quả.
Ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, đánh giá, cái khó của ngành chăn nuôi Việt Nam là chưa có các cơ quan đứng ra nối kết những người chăn nuôi và kinh doanh lại với nhau. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức dành cho ngành chăn nuôi như Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam... nhưng như thế còn quá rộng.
“Chúng tôi cần những tổ chức gần gũi hơn, thiết thực hơn để khi cần đầu tư, mở rộng sản xuất, hay những lúc gặp khó khăn có thể ngồi lại với nhau, bàn bạc xem sẽ phát triển như thế nào. Nên thành lập những tổ chức chuyên trách cho từng ngành nuôi gà, bò, heo...”, ông Thiện đề xuất.
(Theo diễn đàn doanh nhân)
Trương Thanh Sơn Công ty CP Việt Tiên Sơn Địa Ốc Sinh nhật: 03/11/1966
|
Nguyễn Xuân Thắng Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hải Dương Sinh nhật: 10/11/1977
|
Nguyễn Trọng Tiến Cục thuế tỉnh Hải Dương Sinh nhật: 20/11/1973
|
Phạm Đức Thắng Công ty cổ phần sản xuất Vita Sinh nhật: 27/11/1981
|
Nguyễn Thị Thoa Công ty TNHH TM và DV Quà tặng Thành Đông Sinh nhật: 05/11/1990
|
LÊ XUÂN THANH Teckcombank chi nhánh Hải Dương Sinh nhật: 02/11/1979
|
VŨ KHẮC KHƯƠNG Công ty TNHH Vĩnh Hà HD Sinh nhật: 03/11/1974
|